Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không và sữa chua nào phù hợp?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không là câu hỏi mà nhiều người bị bệnh dạ dày quan tâm rất nhiều. Vậy thực hư câu trả lời cho câu hỏi này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm lời đáp trong bài viết dưới đây.

1. Sữa chua có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bảo vệ sức khỏe tốt hơn

Sữa chua là sản phẩm được lên men từ sữa nhờ một hoặc nhiều vi khuẩn, mà điển hình là vi khuẩn họ Lactobacillus hoặc Enterococcus. Thành phần của sữa chua có gồm có 2 probiotics chính là Bifidobacterium và Lactobacillus, đạm, đường, chất béo, vitamin, chất khoáng, protein,…

Trong sữa chua có chứa các khoáng chất, lợi khuẩn có lợi, vitamin và một số chất dinh dưỡng khác có tác dụng:

– Cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Phục hồi sự cân bằng vi khuẩn đường ruột cho những người bị tiêu chảy cấp hoặc vừa mới qua một đợt điều trị kháng sinh.

– Được sử dụng để ngăn ngừa táo bón, điều trị nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn Hp dạ dày,…

– Giúp cơ thể ngăn ngừa được cảm lạnh, sâu răng, cải thiện được sức mạnh của cơ bắp hiệu quả.

– Một số trường hợp người bệnh không dung nạp đường sữa, ăn sữa chua giúp người bệnh dung nạp tốt hơn, hỗ trợ trị đái tháo đường, giảm cholesterol, tiểu đường, HIV / AIDS,…

2. Khi bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua sẽ mang lại hiệu quả khi bạn lựa chọn đúng loại phù hợp với sức khỏe của mình

Theo các chuyên gia dinh dưỡng sữa chua có tính acid nhẹ. Nồng độ acid đó thấp hơn nhiều so với nồng độ axit sống trong dịch vị tiêu hóa. Bởi vậy người bệnh bị đau dạ dày vẫn có thể sử dụng sữa chua bình thường. Thậm chí, sữa chua còn chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột của chúng ta.

Khi được lên men sữa chua sẽ chuyển hóa đường đôi lactose thành glucose, đường đơn và tạo thành acid lactic. Một phần lượng acid lactic tạo thành sẽ tác dụng với calci cazeinat trong sữa, tạo ra acid cazeinic và calci lactat. Sau quá trình lên men một loại enzym được hình thành đó là enzym proteaza. Với  tác dụng thủy phân protein thành các axit amin tự do enzym này giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn.

3. Công dụng của sữa chua đối với người bị đau dạ dày và hệ tiêu hóa

3.1. Đối với người bị đau dạ dày

Sữa chua cũng  được chứng minh là có tác dụng trong việc phòng và điều trị bệnh đau dạ dày. Trong sữa chua có chứa axit lactic giúp làm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP. Probiotics trong sữa chua giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn. Đồng thời cũng hạn chế những cơn đau dạ dày. Axit lactic còn giúp cho việc tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng và ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây men thối trong đường ruột. Đồng thời, sữa chua cũng giúp bổ sung hệ vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Từ đó nâng cao hệ miễn dịch một cách tự nhiên, giúp dạ dày tăng tiết các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.

3.2. Đối với hệ tiêu hóa

Bên cạnh đó sữa chua còn có rất nhiều công dụng cho hệ tiêu hóa như:

– Làm lành được các tổn thương bệnh dạ dày

– Cung cấp cho cơ thể các lợi khuẩn sống (Activia)

– Có thể thay thế sữa cho người không dung nạp được Lactose

– Chữa nhiễm trùng do vi khuẩn Hp gây ra

– Điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Như vậy sữa chua mang lại nhiều tác dụng tốt cho người bệnh đau dạ dày. Đồng thời còn tăng hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

4. Các loại sữa chua phù hợp với người bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Người bị đau dạ dày nên chọn sữa chua loại ít đường và chất bảo quản.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sữa chua khác nhau khiến người bị bệnh không biết chọn sữa chua như thế nào. Người bệnh có thể chọn sữa chua theo những nguyên tắc sau:

– Tham khảo thành phần: Ít đường, ít hương liệu, tạo màu và chất bảo quản.

– Tham khảo thành phần dinh dưỡng: Giàu canxi và các vitamin.

– Các loại phụ gia: Không có phụ gia hoặc có rất ít. Vì các chất phụ gia này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác.

– Lựa chọn sản phẩm có vi khuẩn sống: rất tốt cho hoạt động của dạ dày và hệ tiêu hóa.

5. Cách ăn sữa chua đúng cách cho người bị đau dạ dày

Mặc dù sữa chua tốt cho sức khỏe của cơ thể nhưng cần phải ăn sữa chua một cách hợp lý. Sau đây là một số lưu ý bạn cần phải biết khi sử dụng sữa chua cho người bị đau dạ dày.

– Các bạn không nên ăn sữa chua trong lúc bụng đói. Điều đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

– Bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn sữa chua nhưng nên ăn sau bữa ăn chính từ 1-2h đồng hồ. Cũng theo các chuyên gia cho biết thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là vào bữa sáng và bữa xế chiều. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 2 cốc sữa chua đối với người khỏe mạnh. Còn người bị đau dạ dày nên giảm ít hơn ăn 3 – 4 cốc/ tuần để cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt không bị ảnh hưởng.

– Nên dùng kết hợp sữa chua cùng nhiều loại thực phẩm như: dâu tây, bánh mì, xoài, bơ, dưa hấu, mãng cầu, anh đào, chuối, táo,… Trong chúng có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp làm tăng tác dụng của sữa chua. Nên tránh dùng sữa chua cùng với xúc xích, thịt hun khói, thịt đông lạnh… vì có thể gây rối loạn tiêu hóa cho cơ thể.

– Không nên làm nóng sữa chua rồi sử dụng. Vì như vậy các vi khuẩn sống có lợi có trong sữa chua có thể bị giết chết.

– Nếu như người bệnh đang sử dụng các kháng sinh nhóm sunlfonamides, chloramphenicol thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước, để tránh trường hợp sữa chua tương tác khiến cho thuốc bị mất tác dụng.

Kết luận

Những thông tin bên trên đã phần nào trả lời được cho thắc mắc đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? Nhìn chung sữa chua là thực phẩm mang lại rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa, sữa chua góp phần hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch. Người bị đau dạ dày có thể sử dụng sữa chua để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy vậy, bạn cần đến cơ sở uy tín để thăm khám và được tư vấn trực tiếp về chế độ dinh dưỡng giúp hiệu quả điều trị được tối ưu nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital