Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không là quan tâm của rất nhiều mẹ bầu. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường trong thai kỳ là hiện tượng bà bầu bị tăng đường máu trong quá trình mang thai. Đái tháo đường gồm hai bệnh đó là đái tháo đường thai kỳ và đái tháo đường trước thai kỳ.
-Đái tháo đường trong thai kỳ là hiện tượng bà mẹ bị tăng đường máu trong quá trình mang thai mà trước đó mẹ không hề mắc. Chính hiện tượng mang thai đã gây ra sự biến đổi nội tiết trong cơ thể người mẹ khiến cho người mẹ bị đái tháo đường.
-Đái tháo đường trước thai kỳ có nghĩa là bệnh đái tháo đường là bệnh độc lập. Bệnh có từ trước khi mang thai và bà mẹ mang thai trên điều kiện bị bệnh đái tháo đường sẵn có.
2. Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? Đây là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Đái tháo đường trong thai kỳ sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Cụ thể:
-Với thai nhi: Người mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ, thai nhi dễ bị chấn thương trong khi sinh cao gấp 2 lần so với những đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bình thường; nguy cơ mổ đẻ cao gấp 3 lần; nguy cơ suy yếu thai cao gấp 4 lần; dễ mắc các dị tật bẩm sinh ( nếu bà mẹ bị đái tháo đường thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi tăng gấp từ 4-8 lần so với thông thường đặc biệt là với các bà mẹ không thể kiểm soát đái tháo đường trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh cho con có thể là 5,1-9,8%); trẻ sinh ra hay phải chăm sóc bằng lồng kính; mang trong mình những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn như rối loạn chuyển hóa và nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…
-Với thai phụ: Đái tháo đường và thai kỳ tự làm nặng lẫn nhau và làm gia tăng các biến cố. Người mẹ không thể không lưu ý tới các biến chứng về thận và về tăng huyết áp. Hai biến chứng này nguy hại và có vẻ tăng nặng trong thời kỳ mang thai. Sinh non, tiền sản giật và sản giật hay xảy ra hơn. Bên cạnh đó, người mẹ còn phải đối mặt với nguy cơ băng huyết, sảy thai, sinh non…
Trên đây là những nguy hại do chứng đái tháo đường thai kỳ gây ra. Để phòng ngừa đái tháo đường trong thai kỳ, thai phụ nên khám thai định kỳ, làm xét nghiệm nước tiểu 10 thông số thường qui, xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ, kiểm soát cân nặng, huyết áp… Thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý đặc biệt không nên ăn nhiều đồ ăn có hàm lượng đường cao trong thai kỳ.