Cùng tìm hiểu mọi vấn đề về vẹo vách ngăn mũi là gì

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Vẹo vách ngăn mũi là bệnh lý phổ biến với 80% dân số. Bệnh lý này phát triển bất thường, khó nhận biết và có thể biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người không thực sự hiểu rõ vẹo vách ngăn mũi là gì.

1. Bệnh vẹo vách ngăn mũi như thế nào và do đâu?

Để biết cách phòng ngừa và điều trị lệch vách ngăn mũi, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về bản chất và nguyên nhân gây bệnh.

1.1. Bệnh lý vẹo vách ngăn mũi là gì?

Như đã biết, mũi của chúng ta được chia thành hai phần bởi tấm vách ngăn mũi. Tấm vách này gồm xương đệm trung tâm và màng nhầy bao phủ. Trong điều kiện lý tưởng, vách ngăn sẽ nằm chính giữa, chia mũi thành hai phần bằng nhau. Trên thực tế, tới 80% vách ngăn mũi thường bị cong vẹo sang một bên. Nếu vách chỉ lệch nhẹ sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Nhưng nhiều trường hợp, vách ngăn bị vẹo sẽ tác động vào quá trình hít thở hay hệ thống thoát dịch của xoang, gây nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Vẹo vách ngăn mũi được phân chia thành nhiều loại:

– Vẹo chữ C đơn thuần: Chỉ lệch một bên trái hoặc phải

– Vẹo chữ S

– Gai/Mào vách ngăn mũi: Thường gặp ở phần tiếp giáp của sụn vách ngăn và xương

Bệnh vẹo vách ngăn mũi như thế nào và do đâu?

Hình ảnh mô phỏng vẹo vách ngăn mũi

1.2. Tác nhân gây vẹo vách ngăn mũi là gì?

Tác nhân gây lệch vách ngăn mũi khá đa dạng. Một số yếu tố thường gặp là:

– Bẩm sinh: Vẹo vách ngăn có thể xuất hiện từ khi bào thai phát triển và dễ dàng nhận thấy trong khi sinh

– Mũi bị tổn thương: Với trẻ nhỏ, tổn thương có thể xảy ra khi người mẹ chuyển dạ. Với trẻ lớn và người trưởng thành thường do tai nạn, va đập, thể thao,…

– Sự lão hóa: Quá trình lão hóa khiến cấu trúc mũi bị thay đổi trong thời gian dài

– Các bệnh lý khác: Viêm mũi mạn tính, viêm xoang khiến người bệnh quẹt mũi liên tục làm thay đổi cấu trúc vách ngăn

Bệnh lý vẹo vách ngăn mũi là gì?

Vẹo vách mũi do tác động lâu dài làm tổn thương mũi

1.3. Bệnh lệch vách mũi có gây nguy hiểm không?

Với người bị vẹo vách hình C chủ yếu sẽ thấy khó thở, nghẹt mũi một bên. Sau một thời gian, bệnh nhân dần thích nghi và sống chung với bệnh. Nếu bị vẹo chữ S, người bệnh sẽ ngạt cả hai bên mũi. Những biểu hiện này thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu và không quá ảnh hưởng tới người bệnh. Tuy nhiên khi xuất hiện tình trạng nhức đầu, đau hốc mắt kéo dài và có dấu hiệu tăng lên, lúc này bệnh đã nặng hơn. Nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới giảm chức năng khứu giác, viêm mũi, viêm xoang, thậm chí là các bệnh lý tim mạch. Người có tiền sử bệnh lý bị hen suyễn hay viêm mũi dị ứng sẽ ngày càng trầm trọng.

Để hạn chế và giảm thiểu các hệ quả do lệch vách mũi đem lại, mỗi người cần chủ động thăm khám sức khỏe để nắm rõ tình trạng bản thân, cũng như được bác sĩ tư vấn về cách xử lý bệnh sớm, đúng cách.

Bệnh lệch vách mũi có gây nguy hiểm không?

Để hạn chế và giảm thiểu các hệ quả do lệch vách mũi đem lại, mỗi người cần chủ động thăm khám sức khỏe

2. Những thắc mắc thường gặp về điều trị vẹo vách ngăn mũi là gì?

Khi tới bệnh viện kiểm tra, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Vậy các phương pháp điều trị này có gì khác nhau?

2.1. Phương pháp chẩn đoán lệch vách ngăn mũi

Trước khi có phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân bị vẹo vách mũi sẽ được kiểm tra và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người lệch vách ngăn mũi thường có những biểu hiện như:

– Nghẹt mũi, khó thở, chảy máu mũi, tắc mũi theo chu kỳ

– Đau nửa mặt

– Thở ồn ào

– Nằm nghiêng khi ngủ

– Đau nhức đầu, mắt, hốc mắt

– Người bệnh bực bội, cáu gắt vô cớ

Cùng với việc lắng nghe triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám cụ thể. Đầu tiên, dụng cụ chuyên dụng hình mỏ vịt được đưa vào giúp bác sĩ kiểm tra bên trong mũi, quan sát vách ngăn mũi bị lệch. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nghiêm trọng, công nghệ nội soi mũi bằng ống mềm được sử dụng. Nhờ đó, chuyên gia dễ dàng chẩn đoán được người bệnh có lệch vách ngăn hay không, và mức độ lệch như thế nào.

Phương pháp chẩn đoán lệch vách ngăn mũi

Thăm khám bằng công nghệ nội soi mũi

2.2. Bệnh nhân bị vẹo vách ngăn mũi có nên mổ hay không?

Việc quyết định phẫu thuật vách ngăn mũi cho bệnh nhân phụ thuộc vào tình trạng bệnh, đôi khi phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ. Thực tế, không phải lúc nào lệch vách ngăn mũi cũng cần mổ.

Nếu vách ngăn mũi lệch nhẹ, không quá nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được nắn chỉnh lại vách ngăn, đồng thời sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng do vách ngăn vẹo gây nên (chống nghẹt mũi, thuốc giảm viêm, giảm đau,..)

Tuy nhiên nếu vách ngăn mũi vẹo nhiều, tái phát nhiều lần và gây nên hệ quả lớn, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Bản chất của phương pháp này là bác sĩ cắt, gọt một phần vách ngăn, chỉnh hình lại đúng vị trí của nó. Nhờ đó khả năng thông khí hai bên mũi được cân bằng, khắc phục các triệu chứng bệnh lý khác. Hai phương pháp mổ thông dụng hiện nay là mổ truyền thống và mổ nội soi ống mềm. Mỗi kỹ thuật sẽ có các ưu nhược điểm khác nhau. Bệnh nhân cần xem xét và quyết định cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

Như vậy, lệch vách mũi dù không đe dọa tới tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và đời sống của chúng ta. Mỗi người hãy tìm hiểu và chủ động phòng tránh hay phát hiện, xử lý kịp thời căn bệnh rắc rối này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital