Cúm A H5N1 là một trong những dịch cúm phổ biến trên thế giới và cũng là nỗi lo ngại của nhiều người. Vậy cúm A H5N1 là gì và cách ngừa bệnh như thế nào? Tham khảo ngay bài viết này để biết được câu trả lời bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Cúm A H5N1 là gì?
H5N1 là một phân nhóm của virus cúm A (Influenza A virus), thường được tìm thấy ở chim và gia cầm. Cũng như các loại virus cúm khác, virus A/H5N1 có khả năng lây truyền giữa các loài chim, gia cầm và động vật khác, và cũng có thể lây sang người gây tử vong.
H5N1 có những đặc điểm nổi bật như sau:
– Tính biến dị và khả năng gây bệnh cao – có thể gây ra thể bệnh nặng ở người.
– Chứa các gen từ nhiều loại virus lây nhiễm từ các loài động vật khác nhau.
– Lan truyền dễ dàng qua các đàn chim cư trú, có khả năng lan truyền rộng.
– Có khả năng lây truyền trực tiếp từ gia cầm (chim, gà) sang con người.
– Khả năng tồn tại: Có thể sống ít nhất 35 ngày ở nhiệt độ 4 độ C, và có thể sống tới 6 ngày trong phân gia cầm ở nhiệt độ 37 độ C. Ngoài ra, virus cũng có khả năng tồn tại trong môi trường đóng băng trong nhiều năm.
Tình trạng cúm A H5N1 là một nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe không thể lơ là. Theo VnExpress năm 2023, tỷ lệ tử vong khi cúm A H5N1 lây lan cho người có thể lên tới 60%. Virus cúm này có khả năng phát triển nhanh và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến kết mạc và hệ hô hấp (như bội nhiễm phế quản – phổi, viêm phổi, bội nhiễm tai mũi họng), hệ thần kinh (viêm màng não lympho, phù não), gây suy đa tạng, suy giảm hệ miễn dịch, cũng như các vấn đề sức khỏe khác như viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, và đông máu nội mạch rải rác.
Từ khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên, cúm A H5N1 đã khiến gần 60% số người mắc tử vong. Mặc dù y tế dự phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm đã có sự phát triển, tuy nhiên, cúm gia cầm A H5N1 vẫn tiếp tục lan rộng, gây ra các biến chứng và gây tử vong cho cả con người và động vật.
2. Đường lây nhiễm bệnh
Virus H5N1 có khả năng lây nhiễm và gây bệnh sang người khi chúng ta tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh mà không thực hiện các biện pháp bảo vệ. Đường lây truyền từ người sang người rất hiếm xảy ra. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Hoa Kỳ đã chỉ ra một số hoạt động có thể khiến chúng ta mắc bệnh cúm A H5N1 như:
– Tiếp xúc, chạm trực tiếp vào gia cầm bị nhiễm bệnh.
– Đụng chạm hoặc hít phải các chất tiết từ gia cầm bị nhiễm bệnh.
– Tiếp xúc (giết mổ, chế biến) với nguồn thịt gia cầm bị nhiễm bệnh.
– Tiêu thụ thịt gia cầm hoặc trứng chưa được nấu chín.
Cúm A H5N1 là bệnh nguy hiểm, vì vậy, sau khi hiểu rõ cúm A H5N1 là gì, chúng ta cần tăng cường nhận thức và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để tránh tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng sản phẩm gia cầm.
3. Triệu chứng nhiễm cúm A H5N1
Khi người bị nhiễm cúm A H5N1, các triệu chứng phổ biến gồm sốt cao trên 38 độ C, ho, đau họng, đau cơ… Một số người có thể xuất hiện các triệu chứng ban đầu như đau ngực, đau bụng, nôn ói hoặc tiêu chảy.
Tình trạng nhiễm trùng virus này có nguy cơ tiến triển nhanh thành các bệnh hô hấp nguy hiểm (như Hội chứng rối loạn hô hấp cấp tính gây khó thở, thở gấp và viêm phổi). Ngoài ra, cúm A H5N1 có thể gây ra các tác động thần kinh như co giật và xuất hiện các trạng thái tâm thần bất thường.
4. Cách phòng ngừa
Hiện tại, việc phát triển vắc xin phòng ngừa cúm A H5N1 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa được phổ biến rộng rãi. Các loại thuốc đặc trị và phòng ngừa cũng đang được nghiên cứu. Vì vậy, để phòng ngừa cúm A H5N1, chúng ta cần tập trung vào những yếu tố sau:
– Vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống: Tránh tiêu thụ sản phẩm từ gia cầm bị nhiễm bệnh, nấu chín đầy đủ thịt gia cầm và sản phẩm từ gia cầm. Duy trì vệ sinh và sát khuẩn đường hô hấp hàng ngày.
– Hạn chế tiếp xúc gần với người mắc bệnh và gia cầm bị nhiễm bệnh. Nếu cần tiếp xúc, cần đảm bảo sử dụng các thiết bị phòng bệnh như khẩu trang, kính, mũ và quần áo bảo hộ. Rửa tay kỹ càng với xà phòng trước và sau khi tiếp xúc.
– Nâng cao sức khỏe: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đủ và rèn luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch. Điều này giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật tốt hơn.
Có thể nói, cúm A H5N1 rất dễ bùng phát thành các đợt dịch bệnh ở gia cầm và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm sang người. Virus A/H5N1 có độc lực cao, tuy nhiên, các triệu chứng bệnh ở người không quá rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với bệnh cúm gây ra do các chủng virus cúm khác. Do vậy, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh là yếu tố sớm đẩy lùi dịch cúm A H5N1.
5. Có vắc xin phòng ngừa cúm A H5N1 không?
Bên cạnh câu hỏi cúm A H5N1 là gì thì có vắc xin ngừa cúm A H5N1 không cũng là thắc mắc của nhiều người.
Theo các chuyên gia y tế, cho đến nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa chính thức cho cúm A/H5N1 trên toàn cầu. Việc tiêm vắc xin phòng cúm A và B không mang lại hiệu quả trong việc phòng chống cúm A/H5N1. Tuy nhiên, tiêm vắc xin phòng cúm mùa vẫn là một biện pháp hiệu quả để giảm tiếp xúc giữa virus cúm A/H5N1 và các chủng cúm khác.
Các loại vắc xin cúm mùa hiệu quả đang có mặt tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI bao gồm: vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp), GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc), Influvac Tetra (Hà Lan), Ivacflu S (Việt Nam). Trong đó, 3 loại vắc xin Vaxigrip Tetra, GC Flu Quadrivalent, Influvac Tetra đều sử dụng ngừa bệnh cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Riêng vắc xin Ivacflu S (Việt Nam) được chỉ định sử dụng cho đối tượng là người lớn từ 18 đến 60 tuổi.
4 loại vắc xin ngừa cúm mùa trên đều có sẵn tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để phục vụ nhu cầu tiêm chủng của mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới người lớn, người già.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bạn thông tin cúm a H5n1 là gì và cách ngừa bệnh. Để được tư vấn chi tiết về vắc xin ngừa cúm mùa và phác đồ tiêm chủng, liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay để được chủng ngừa an toàn và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bản thân và gia đình, bạn nhé!