Cúm A có nguy hiểm không? Làm sao để phòng tránh?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Dịch Cúm A xảy ra hàng năm và có thể xuất hiện ở bất kỳ ai trong chúng ta. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng yếu. Vừa qua, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI ghi nhận số bệnh nhi nhập viện do nhiễm Cúm A tăng cao bất thường. Vậy Cúm A có nguy hiểm không? Làm sao để phòng tránh bệnh?

Hãy để bài viết dưới đây của chúng tôi giúp cha mẹ giải đáp mọi thắc mắc nhé!

1. Tổng quan về Cúm A

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus Cúm A gây ra. Các chủng Cúm A phổ biến nhất bao gồm: A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9. Trong đó, Cúm A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm và vẫn có thể lây sang người.

Cúm thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa và có thể gây ra đại dịch. Virus Cúm A thường xuyên thay đổi để tạo thành chủng mới từ mùa này sang mùa khác. Vì vậy, việc tiêm vacxin phòng cúm hàng năm là rất cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi cúm.

cúm a có nguy hiểm không

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus Cúm A gây ra

Virus gây cúm có thể lây truyền trực tiếp ở trong không khí và đi vào đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn kèm theo virus sẽ bắn ra ngoài. Người khỏe mạnh không may hít phải các giọt bắn này sẽ có nguy cơ nhiễm virus và mắc cúm.

Ngoài ra, cúm cũng có thể lây lan khi:

– Dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bị cúm. VD: Bát, đũa, ly, khăn, quần áo,… Hoặc vô tình chạm tay vào các đồ vật nhiễm virus trong nhà, sau đó đưa tay lên mũi, miệng. VD: Tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy, bàn, ghế,…
– Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm như gà, lợn, chim,…
– Ngoài ra, việc tập trung ở những nơi đông người cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cúm. VD: Công viên, trường học, sân vận động, nơi làm việc,…

2. Cúm A có nguy hiểm không?

Đây có lẽ là câu hỏi nhận được sự quan tâm của khá nhiều bậc cha mẹ. Khi trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng yếu và rất dễ bị mắc cúm.

Thực tế cho thấy rằng, Cúm A là một trong những bệnh rất dễ lây lan. Virus có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh và có thể lây ở khoảng cách xa 2m. Đồng thời tồn tại đến 48 giờ trên các bề mặt ở ngoài môi trường.

Theo các chuyên gia, virus cúm phát tán chủ yếu bởi các phân tử nước khi người bệnh ho, hắt hơi. Vì vậy, việc người bệnh giao tiếp mà không mang khẩu trang sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Người bị mắc Cúm A thường xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng một cách đột ngột. VD: Sốt, ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng,… Phần lớn các triệu chứng này có thể tự hết trong 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh có thể kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Tình trạng này đặc biệt xuất hiện nhiều ở trẻ em. Vì vậy, trẻ cần được đưa đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn sau này.

cúm a có nguy hiểm không

Trẻ mắc cúm nên được đưa tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị

Trẻ bị Cúm A nặng sẽ gây nhiễm trùng tai, buồn nôn, tiêu chảy, ho khan, sốt cao. Thậm chí là co giật, tức ngực, viêm phổi và đôi khi ảnh hưởng đến cả tim mạch. Biến chứng nguy hiểm nhất của Cúm A là phù não và tổn thương gan nặng. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh.

Thông thường, rất khó để phân biệt Cúm A với các loại virus cúm khác. Nhưng hầu hết virus cúm A sẽ gây ra sốt cao hơn so với cúm thông thường. Đặc biệt, rất dễ xuất hiện ở trẻ em, người già hay người có tiền sử tim mạch.

3. Điều trị Cúm A như thế nào?

Đa số các trường hợp mắc Cúm có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày nếu nghỉ ngơi đúng cách. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ đối với các trường hợp mắc Cúm A. Chỉ một số ít bệnh nhân chuyển biến nặng có thể sẽ cần cấp cứu kịp thời.

Tùy theo mức độ cúm, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.

Điều trị tại nhà:

– Người bệnh nghỉ ngơi một cách hợp lý
– Kết hợp thuốc thuốc hạ sốt theo chỉ định
– Uống nhiều nước, ăn uống điều độ, bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ. Ăn đồ ăn dễ tiêu hóa và hạn chế uống nước lạnh.
– Tắm nước ấm, đồng thời mặc quần áo nhẹ nhàng để giảm nhiệt độ cơ thể.
– Nếu sau 7 ngày các triệu chứng vẫn chưa hết thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
– Trong thời gian đó, người bệnh cần hạn chế đi đến những nơi công cộng. Tránh tiếp xúc với nhiều người, nếu có thì luôn phải mang khẩu trang y tế.

Điều trị tại cơ sở y tế:

– Trường hợp bệnh diễn biến nặng thì bệnh nhân cần đến điều trị tại các cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ sẽ theo dõi, xét nghiệm và cấp cứu kịp thời nếu xảy ra các biến chứng.
– Hiện nay, thuốc được chỉ định để điều trị Cúm A cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn là Tamiflu. Nếu thuốc được sử dụng trong 48h, thời gian điều trị sẽ rút ngắn còn 1 đến 3 ngày. Các trường hợp nặng hơn sẽ cần dùng thêm những loại kháng sinh khác.
– Tuy nhiên, Tamiflu không phải thuốc đặc trị Cúm A mà chỉ hỗ trợ trong quá trình điều trị. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng Tamiflu một cách bừa bãi khi ở nhà.

cúm a có nguy hiểm không

Người bệnh không nên tự ý sử dụng Tamiflu một cách bừa bãi

4. Biện pháp phòng tránh dịch Cúm A

Để phòng ngừa Cúm A, mỗi người cần chủ động thực hiện theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế:

– Khi xuất hiện các triệu chứng cúm nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra. Từ đó xác định chính xác bệnh và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp. Đồng thời có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm kịp thời cho những người xung quanh.
– Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân cẩn thận. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với dung dịch xà phòng hoặc cồn. Đặc biệt là sau khi đến những nơi công cộng và nơi tập trung đông người. Hạn chế tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ mắc cúm.
– Dọn dẹp nơi ở thường xuyên để virus không có cơ hội bám trên các bề mặt.
– Tăng cường sức đề kháng bằng cách luyện tập thể dục thể thao và ăn uống lành mạnh.
– Đặc biệt, chủ động tiêm phòng cúm từ sớm để hạn chế nguy cơ mắc cúm. Việc tiêm phòng cần được thực hiện đúng, đủ và trước mỗi mùa dịch hàng năm.

Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI – Cơ sở 216 Trần Duy Hưng có cung cấp dịch vụ tiêm chủng. Quý khách có nhu cầu tiêm phòng Cúm A nói riêng và các loại vacxin nói chung vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Như vậy, trên đây là những chia sẻ mà Thu Cúc TCI muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Cúm A có nguy hiểm không?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital