Co thắt đại tràng ở trẻ em – Cha mẹ cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Lê Xuân Thắng

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Co thắt đại tràng ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến. Nhiều trẻ nhỏ chưa đủ khả năng nhận biết vì vậy bệnh khó phát hiện. Các bậc cha mẹ cần có kiến thức về bệnh lý này nhằm giúp con phát hiện bệnh sớm.

1. Định nghĩa đại tràng co thắt ở trẻ em

Co thắt đại tràng ở trẻ em là bệnh lý liên quan tới vùng ruột già (đại tràng). Bệnh còn được biết đến với tên gọi khác là rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Khi ruột co bóp bất thường sẽ gây ra cơn đau dữ dội. Đôi lúc còn cảm nhận được khối thịt bị trồi lên vùng bụng dọc theo đại tràng gây đau tức, khó chịu.

Đây không phải bệnh lý ác tính nhưng nếu để bệnh kéo dài có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, giãn đại tràng, sa trực tràng,…

Co thắt đại tràng ở trẻ em là bệnh xảy ra khi có rối loạn ở trong hệ tiêu hóa

Co thắt đại tràng ở trẻ em là bệnh xảy ra khi có rối loạn ở trong hệ tiêu hóa

2. Triệu chứng co thắt đại tràng

Một số trẻ mắc bệnh khi còn quá nhỏ vì vậy cha mẹ cần có kiến thức về triệu chứng co thắt đại tràng để giúp con phát hiện bệnh. Trẻ em thường có một số biểu hiện khi bị bệnh như:

– Đau quặn vùng bụng dưới rốn vị trí đại tràng. Đặc biệt là sau khi bé ăn đồ lạnh, ăn no, hoặc ăn thức ăn lạ.

– Trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón dẫn tới đi cầu nhiều lần trong ngày hoặc 1 tuần chỉ đi 1, 2 lần.

– Đầy hơi, chướng bụng.

– Bé thường xuyên có cảm giác buồn đi ngoài khi vừa mới đi xong.

– Phân có thể lẫn chất nhầy trong suốt.

– Trẻ biếng ăn, thường xuyên mệt mỏi.

Rối loạn tiêu hóa.

Đau bụng là dấu hiệu khi mắc bệnh

Đau bụng là dấu hiệu khi mắc bệnh

3.  Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng co thắt ở trẻ em

Viêm đại tràng co thắt có thể do các yếu tố khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính có thể gây bệnh.

3.1 Hoạt động của dây thần kinh trong ống tiêu hóa rối loạn

Khi các dây thần kinh trong ống tiêu hóa hoạt động không ổn định sẽ kéo theo việc tiêu hóa và vận chuyển thức bị bị nhanh hoặc chậm bất thường. Điều này dẫn tới chứng táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ em. Mỗi khi đại tràng co thắt mạnh các cơn đau sẽ diễn ra từng cơn trong một thời gian nhất định. Sau đó cơn đau tạm thời biến mất và có thể quay lại.

3.2 Do thuốc

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa. Đường ruột của trẻ em còn non nớt, nhạy cảm quá mức với thành phần của thuốc có thể dẫn tới tổn thương.

3.3  Ảnh hưởng tâm lý gây co thắt đại tràng ở trẻ em

Trong xã hội hiện đại, trẻ em dễ bị những áp lực trong học hành và cuộc sống. Việc cha mẹ thường xuyên đánh mắng sẽ làm tổn thương tâm lý, gây trầm cảm tới trẻ. Điều này dẫn tới bệnh viêm đại tràng co thắt.

3.4 Do đường ruột bị nhiễm khuẩn

Các bệnh như viêm ruột, viêm dạ dày do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đều có thể ảnh hưởng tới đại tràng của bé. Vì vậy khiến cho bộ phận này co thắt mạnh dẫn tới đau.

3.5 Yếu tố di truyền

Các bệnh ở hệ tiêu hóa thường có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì trẻ cũng có nguy cơ cao bị viêm đại tràng co thắt.

Bệnh co thắt đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra trong đó có nhiễm khuẩn

Bệnh co thắt đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra trong đó có nhiễm khuẩn

4. Phương pháp chẩn đoán

Tương tự như bệnh viêm đại tràng co thắt ở người lớn, trẻ cũng cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán:

Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm nước tiểu

– Soi ruột già (Bệnh nhân sẽ được gây mê và nội soi bằng ống nhỏ để không gây cảm giác khó chịu, đau đớn)

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán co thắt đại tràng

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán co thắt đại tràng

5. Bệnh co thắt đại tràng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh co thắt đại tràng rất dễ xảy ra với trẻ em. Bệnh tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng ảnh hưởng tới thể chất, sức khỏe, cuộc sống của trẻ bằng những cơn đau bụng kéo dài, mệt mỏi, đại tiện thất thường,…

Các cơn đau bụng còn làm ảnh hưởng tới tính cách, tâm lý và kết quả học tập của trẻ. Viêm đại tràng co thắt còn dẫn tới chức năng tiêu hóa kém, trẻ sụt cân, xanh xao, thiếu chất ảnh hưởng tới trí tuệ.

Vì vậy khi nghi ngờ con mắc bệnh, cha mẹ cần đưa con đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh tự ý mua thuốc tự chữa bệnh sẽ để lại hiệu quả nghiêm trọng.

6. Biện pháp chữa bệnh đại tràng co thắt ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh thường do đường ăn uống. Chính vì vậy bên cạnh điều trị bằng thuốc thì trẻ cần thay đổi chế độ ăn uống. Cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn khoa học cho con bao gồm những thực phẩm nên ăn và nên kiêng.

6.1 Các thực phẩm nên ăn khi bị bệnh co thắt đại tràng ở trẻ em

Các bậc cha mẹ cần sắp xếp thực đơn khoa học và chi tiết nhất:

– Ăn thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa như: Sữa chua, chuối, táo,…

– Trẻ nên ăn đúng giờ, ăn các thực phẩm an toàn, không có chất bảo quản.

– Hạn chế gây áp lực khiến trẻ căng thẳng, suy nghĩ nhiều.

– Nên cho con ra ngoài du lịch, đi dã ngoại, khám phá giúp trẻ thoải mái, tự do phát triển bản thân.

– Ngoài ra, việc bổ sung các loại men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn cũng cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ để đảm bảo lựa chọn loại men phù hợp và an toàn nhất.

6.2 Các thực phẩm cần hạn chế ăn

– Hạn chế uống sữa béo và các chế phẩm từ sữa vì có thể gây khó tiêu.

– Ít ăn các chất béo, dầu mỡ.

– Nếu trẻ bị tiêu chảy thì cần hạn chế ăn chất xơ.

– Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ cần tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng tiêu hóa.

– Tránh cho trẻ ăn thức ăn tẩm nhiều gia vị vì có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Cha mẹ cần cho con bổ sung sữa chua thường xuyên giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa

Cha mẹ cần cho con bổ sung sữa chua thường xuyên giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa

Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh co thắt đại tràng ở trẻ em. Với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu vì vậy nếu không điều trị sớm sẽ dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý tới những thay đổi bất thường của con. Hãy đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện các bệnh lý ở giai đoạn sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital