Rau má là loại rau quen thuộc và dân dã trong ẩm thực của người Việt, được sử dụng trong nhiều món ăn và có nhiều công dụng. Nhưng khi có thai ăn hay uống rau má được không vẫn là thắc mắc của nhiều mẹ. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp băn khoăn này.
Menu xem nhanh:
1. Công dụng của rau má
Rau má không chỉ được dùng như một gia vị cho món ăn mà còn là một phương thuốc dân gian hiệu nghiệm khi ép thành nước uống. Vì trong rau má có tính hàn giải độc cơ thể, giải nhiệt hiệu quả. Đối với bà bầu, loại rau này cũng mang lại nhiều lợi ích như:
1.1. Chữa táo bón
Như các mẹ cũng biết, khi mang bầu cơ thể phụ nữ thay đổi đáng kể bởi hormone khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động chậm lại, hạn chế quá trình đào thải chất cặn bã ra ngoài nên dễ gặp tình trạng táo bón. Không những thế mà các mẹ bầu thường ít vận động, ngồi thường xuyên ở một chỗ nên càng làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn, có thể dẫn tới trĩ. Tính hàn trong rau má giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm phân mềm hơn, giảm thiểu những cơn đau mỗi lần đi vệ sinh.
>> Xem chi tiết cách trị táo bón khi mang thai TẠI ĐÂY.
1.2. Hạ sốt
Phụ nữ mang thai thường kiêng kỵ với các loại thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên thường tìm đến các phương pháp dân gian. Trong đó, uống nước má chính là giải pháp hữu hiệu hạ sốt cho mẹ bầu.
1.3. Lợi tiểu, chữa bệnh tiết niệu
Khi thai nhi càng phát triển sẽ tạo áp lực xuống bàng quan của mẹ bầu khiến việc tiểu tiện trở nên khó khăn hơn, thậm chí thường xuyên đái rắt. Nước rau má cũng giúp mẹ lợi tiểu và giảm thiểu những bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
1.4. Làm đẹp da
Cũng do sự thay đổi hormone mà không ít mẹ bầu sẽ chịu những mụn nhọt, làn da trở nên khô sạm. Uống nước rau má hay dùng bã rau má để đắp mặt cũng rất hiệu nghiệm trong việc thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ mẹ trị mụn và có làn da mịn màng hơn.
2. Ảnh hưởng xấu của rau má với mẹ bầu
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích như vậy thì rau má cũng sẽ có một vài ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Có ý kiến cho rằng nếu mẹ uống nước má thường xuyên trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là với những mẹ có tiền sử sảy thai, động thai…
Chưa kể chính tính hàn có trong rau má dễ gây lạnh bụng, uống nhiều có nguy cơ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Vậy có thai ăn rau má được không hay có thai uống rau má được không? Câu trả lời là mẹ vẫn có thể ăn/uống rau má nhưng cần hạn chế, tránh lạm dụng và lưu ý một số điều dưới đây.
3. Lưu ý cho mẹ bầu khi sử dụng rau má
Đối với những người bình thường có thể ăn/uống rau má hàng ngày, tuy nhiên không nên uống liên tiếp trong 1 tháng. Nhưng với phụ nữ mang thai thì không nên uống nước rau má hàng ngày
Mẹ bầu nên chọn mua rau từ nguồn cung uy tín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Nên ngâm rau qua nước muối rồi rửa sạch. Nếu xay lấy nước uống thì nên lọc qua rây để đảm bảo.
Không nên lạm dụng uống nước rau má tại nhà, thay vào đó mẹ bầu hãy đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán bệnh hiệu quả.
Có thai ăn hay uống rau máu được không? Như vậy mẹ bầu vẫn có thể ăn hay uống rau má được nhưng cần cẩn trọng hơn với những lưu ý trên. Khi mẹ đăng ký thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, mẹ sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khi mang thai cũng như sau sinh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.
Tin liên quan
- Có thai ăn rau má được không?
- Có thai nhổ răng được không?
- Tiêm rubella sau 1 tháng có thai được không?