Có nên nhổ răng sâu số 8 không? Nhổ bằng phương pháp nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng số 8 bị sâu là một trong những trường hợp thường gặp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể. Vậy cần nhổ răng sâu số 8 khi nào? Nhổ bằng phương pháp nào tốt?

1. Răng số 8 là răng gì?

Răng số 8 (răng khôn, răng hàm số 3) là những răng mọc cuối cùng trên cung hàm khi các răng khác đã phát triển đủ. Một người có đủ 32 răng sẽ có 4 răng khôn, tuy nhiên rất hiếm trường hợp có 4 răng khôn. Răng số 8 được nhận định không có tác dụng gì, ngược lại còn gây hại cho những răng lân cận và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Răng số 8

Răng số 8 mọc lên cuối cùng trên cung hàm, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh

2. Tác hại của răng sâu số 8

– Thân răng bị phá hủy, sứt mẻ và chỉ còn chân răng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai.

– Tạo nên khe hở trên răng, tích tụ mảng bám gây đau răng và tình trạng hôi miệng xảy ra.

– Phần lợi bị lan vào trong hốc răng khiến cho lợi bị sưng lên, đau nhức và tình trạng chảy máu khi ăn xảy ra.

– Có nguy cơ gây ảnh hưởng đến những răng bên cạnh.

– Nếu để lâu khiến sâu răng ăn vào tủy sẽ gây nên hiện tượng viêm chóp răng, áp xe xương ổ răng.

3. Phương pháp điều trị răng số 8 bị sâu

Theo bác sĩ, nếu răng số 8 sâu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể thực hiện trám răng hoặc bọc sứ phục hình. Tuy nhiên, việc nhổ răng số 8 được khuyến khích để tránh những tác hại không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Người bệnh có thể yên tâm vì răng số 8 không có chức năng gì và nằm sau trong góc nên việc nhổ bỏ không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.

4. Nhổ răng sâu số 8 bằng phương pháp nào?

4.1 Nhổ răng bằng dụng cụ truyền thống

Những dụng cụ truyền thống để nhổ răng khôn là dao rạch, kìm và bẩy. Sau khi răng khôn đã được lấy ra, vết thương sẽ được sát khuẩn và khâu lại nhanh chóng. Phương pháp này có giá thành thấp hơn phương pháp sử dụng công nghệ hiện đại, tuy nhiên lại có nguy cơ gây chảy máu nhiều, gây đau đớn và biến chứng nếu như thực hiện ở các cơ sở nha khoa kém chất lượng.

4.2 Nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome

nhổ răng sâu số 8

Nhổ răng khôn Piezotome được nhiều khách hàng lựa vì không gây đau, không chảy máu hay hạn chế tối đa nguy cơ gây biến chứng

Phương pháp này sử dụng biến điệu của sóng siêu âm, nhẹ nhàng dùng mũi khoan của máy Piezotome để  tác động lên phần mô cứng, làm đứt dây chằng chân răng và từ từ tách nướu đưa răng khôn ra ngoài.

5. Vậy sau khi nhổ răng sâu số 8 cần lưu ý gì?

5.1 Cầm máu & giảm đau

– Sau khi nhổ răng, nha sĩ sẽ đặt một miếng gạc lên vết thương răng khôn. Bệnh nhân cắn chặt miếng gạc, tạo ép lực cho máu ngừng chảy.

– Không dùng lưỡi, ngón tay hoặc các vật dụng để tác động vào chỗ vừa nhổ răng. Bên cạnh đó, hạn chế hắt xì hay ho vì có thể khiến cho vết thương dễ chảy máu trở lại.

– Tuân thủ hoàn toàn theo liều lượng thuốc giảm đau đã được bác sĩ kê. Không tự ý dùng thuốc bên ngoài đơn thuốc được chỉ định.

5.2 Đánh răng và súc miệng

– Khoảng 24h sau khi nhổ, bệnh nhân hãy nhẹ nhàng chải lưỡi và răng, không tác động đến khi vực nhổ răng vì sẽ khiến chảy máu và cục máu đông bị chậm hình thành.

– Pha nước muối ấm hoặc dung dịch Natri Clorid 0.9% để súc miệng. Cần chú ý không được súc miệng mạnh, chỉ nhẹ nhàng dùng lưỡi đưa từ bên này sang bên kia, không chạm vào phần máu đông hình thành và cuối cùng nhẹ nhàng nhổ ra.

– Người bệnh vẫn có thể dùng chỉ nha khoa, chỉ cần lưu ý không động đến khu vực nhổ răng khôn.

5.3 Chế độ nghỉ ngơi

Theo bác sĩ, khi nghỉ ngơi đầy đủ, cục máu đông sẽ sớm hình thành và từ đó lợi sẽ nhanh lành. Một số lưu ý về chế độ nghỉ ngơi cho người bệnh:

– Không thực hiện bài tập thể dục nào trong vòng 24h.

– Gối cao đầu hơn bình thường (tránh sặc bởi máu hay nước bọt).

– Không nằm nghiêng người về phía nhổ răng.

– Ngồi thẳng, không gập người hay mang vác vật nặng.

Tránh tập các bài thể dục trong vòng 24h sau khi nhổ răng khôn vì có khả năng làm cục máu đông bị tan, vết thương lâu lành hơn

Tránh tập các bài thể dục trong vòng 24h sau khi nhổ răng khôn vì có khả năng làm cục máu đông bị tan, vết thương lâu lành hơn

5.4 Chế độ ăn uống

– Ăn những đồ mềm, dễ nuốt để không gây tổn thương cho vùng nhổ răng và ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

– Nên kiêng những đồ ăn chưa chế biến kỹ, đồ có tính axit, đồ ăn giòn, có mảnh vụn vì dễ rơi vào ổ răng và gây nhiễm trùng.

– Tránh ăn những đồ quá nóng vì khiến cục máu đông khó tan, tránh ăn đồ ngọt vì dễ gây viêm và sưng tấy.

– Tránh dùng những đồ uống kích thích, bỏ thói quen hút thuốc lá.

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã mang đến những thông tin hữu ích về chủ đề “nhổ răng sâu số 8”. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về răng số 8, bạn có thể liên hệ với bác sĩ Răng Hàm Mặt để có thể được giải đáp chi tiết và chính xác nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital