Có nên lấy tủy răng hàm cho bé không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Tủy răng hàm là gì, vì sao phải lấy tủy răng cho bé, hoặc có nên lấy tủy răng hàm cho bé không…  là những vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.

1. Tìm hiểu chung về tủy răng hàm

1.1. Tủy răng hàm là gì?

Trong một hốc giữa ngà răng ở thân răng và chân răng, có một tổ chức liên kết đặc biệt. Tổ chức này chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu, được gọi là tủy răng. Tủy răng bao gồm buồng tủy và ống tủy, nằm bên trong ngà răng và men răng. Tủy răng hàm là tổ chức các dây thần kinh và mạch máu nằm ở bên trong răng hàm.

Mỗi răng có thể có từ 1 – 4 ống tủy, trong đó, răng cửa thường chỉ có một ống tủy, còn răng hàm nhỏ có hai ống tủy và răng hàm lớn thì có ba đến bốn ống tủy. Ống tủy nằm ở chân răng, là những sợi mô cực nhỏ và mảnh, được phân nhánh từ buồng tủy nằm ở thân răng, xuống đến chóp của chân răng.

Có thể nói, tủy răng là một tổ chức có cấu trúc phức tạp. Tùy từng răng, từng cá thể và từng độ tuổi mà cấu trúc của tủy răng sẽ khác nhau.

Tủy răng là một tổ chức chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu, nằm giữa ngà răng.

Tủy răng là một tổ chức chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu, nằm giữa ngà răng.

1.2. Vai trò của tủy răng

Tuy được bảo bọc bởi cả men răng và ngà răng nhưng tủy răng vẫn có những vai trò cực kỳ lớn:

– Khi có bất cứ kích thích nào tác động lên răng, tủy răng sẽ có vai trò cảm nhận và dẫn truyền những cảm giác đó, bao gồm: nóng, lạnh, đau nhức, ê buốt, sâu răng…

– Tủy răng tham gia vào quá trình nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng

– Tủy răng được mệnh danh là “trái tim” của mỗi chiếc răng vì nó có khả năng duy trì sự sống và quyết định sức khỏe của răng.

Có thể nói, nếu răng bị chết tủy cũng được coi là một chiếc răng đã chết, không còn tác dụng gì nữa. Và tất nhiên, khi răng không còn tủy để nuôi dưỡng và chăm sóc, nó cũng sẽ không thể cảm nhận được hương vị thức ăn hay những tác động từ bên ngoài.

2. Tìm hiểu việc lấy tủy răng hàm cho bé

2.1. Lấy tủy răng hàm cho bé là gì?

Lấy tủy răng thực chất là một quá trình thực hiện loại bỏ và làm sạch phần tủy răng, sau đó hàn lấp khoảng trống ấy bằng các vật liệu chuyên dụng như: xi măng, sứ hoặc nhựa composite…

2.2. Vì sao phải lấy tủy răng hàm cho bé?

Thông thường, các nha sĩ hay chỉ định lấy tủy răng hàm khi phát hiện ra tủy răng hàm đã bị viêm, bị tổn thương hoặc đã chết. Nếu thấy tủy răng của bé có vấn đề mẹ nên thực hiện này càng sớm càng tốt. Bởi nếu để lâu, bé sẽ phải đối mặt với những cơn đau kéo dài, đối mặt với nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng và cả tính mạng.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm tủy ở trẻ em là do sâu răng. Một số chấn thương như như răng gãy, vỡ hoặc chảy máu chân răng cũng là tác nhân khiến răng bị tổn thương, trở thành điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập.

Đối với những trẻ em chưa thay răng, việc lấy tủy không hề ảnh hưởng hay gây cản trở đến quá trình phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Ngược lại, nếu răng đã chết tủy mà mẹ không cho bé điều trị sớm thì quá trình viêm nhiễm sẽ nhanh chóng lây lan sang các răng bên cạnh, lân cận , phá hoại các mô mềm và nguy cơ hoại tử. Chưa dừng lại ở đó, các chất hoại tử có thể thoát ra ngoài, gây viêm các tổ chức liên kết mô và răng, xương hàm… Nặng nhất là các chất hoại tử tích tụ lại ở chân răng và gây u hạt hay u nang chân răng…

Do đó, nếu nhận thấy bé có dấu hiệu chết tủy, mẹ phải tiến hành lấy tủy răng hàm ngay lập tức.

Thông thường, các nha sĩ hay chỉ định lấy tủy răng hàm cho bé khi phát hiện ra tủy răng hàm đã bị viêm, bị tổn thương hoặc đã chết.

Thông thường, các nha sĩ hay chỉ định lấy tủy răng hàm cho bé khi phát hiện ra tủy răng hàm đã bị viêm, bị tổn thương hoặc đã chết.

3. Một số lưu ý mẹ cần biết về việc lấy tủy răng cho bé

Dưới đây là một số vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm.

3.1. Điều trị tủy răng cho bé có đau không?

Khi thực hiện lấy tủy răng, bé sẽ được bác sĩ gây tê cục bộ tại khu vừng lấy tủy nên gần như không còn cảm giác gì nữa. Lấy tủy là quá trình loại bỏ hoàn toàn các dây thần kinh, mạch máu nên sau khi lấy tủy, đa số các bé  không còn thấy đau nhức. Tuy nếu bé thấy đau khu vực răng mới lấy tủy, cha mẹ nên cho bé đi gặp nha sĩ sớm để kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng không mong muốn.

3.2. Kết quả sau khi lấy tủy?

– “Tạm biệt” cảm giác ê nhức: Sau khi lấy tủy răng, bé sẽ không còn cảm thấy ê nhức, đau buốt với các loại đồ ăn dù nóng, lạnh hay quá chua, quá ngọt…

– Tuổi thọ răng bị ảnh hưởng: Răng mất tủy sẽ không thể khỏe mạnh và bền chắc như trước vì không còn được nuôi dưỡng. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học và nha khoa ngày nay, mẹ không cần quá lo lắng cho vấn đề này.

3.3. Khi nào mẹ nên cho bé lấy tủy răng?

Dưới đây là một số trường hợp mẹ nên cho bé đi điều trị tủy răng sớm để hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng:

– Răng bị đau nhức, lung lay.

– Răng bị đau nhức, lan lên thái dương, cho dù uống thuốc cũng không hiệu quả.

– Răng nhạy cảm quá mức với tất cả các loại thức ăn, đặc biệt là khi thức ăn rơi vào lỗ sâu răng.

Nướu bị sưng tấy, chuyển sang màu đỏ, không còn vẻ hồng hào và khỏe mạnh như bình thường.

– Phần nướu ngay dưới chân răng xuất hiện các ổ mủ, đau khi ấn tay vào.

– Hơi thở có mùi.

– Răng bị nứt, vỡ do sâu răng hoặc tai nạn, chấn thương làm lộ tủy răng.

Nếu răng hàm của bé bị đau nhức, lan lên thái dương, cho dù uống thuốc cũng không hiệu quả, mẹ nên cho bé đi kiểm tra và tiến hành lấy tủy răng.

Nếu răng hàm của bé bị đau nhức, lan lên thái dương, cho dù uống thuốc cũng không hiệu quả, mẹ nên cho bé đi kiểm tra và tiến hành lấy tủy răng.

4. Một số gợi ý giúp chăm sóc răng cho bé

Hiện tượng viêm tủy ở trẻ em chủ yếu là do thói quen và sở thích ăn đồ ngọt, gây ra sâu răng. Do đó, mẹ chỉ cần hạn chế bé ăn đồ ngọt, tinh bột, nước ngọt có gas… và chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, đúng cách, sẽ giúp phòng ngừa viêm tủy hiệu quả:

– Đánh răng bằng bàn có lông mềm.

– Chải răng ít nhất hai lần/ ngày, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

– Tuyệt đối không chải răng ngay sau khi ăn vì lúc đó lượng axit khá cao, gây ảnh hưởng men răng.

– Tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng.

– Duy trì khám răng 6 tháng/ lần.

Duy trì khám răng 6 tháng/ lần là một trong những cách đơn đơn giản và bảo vệ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.

Duy trì khám răng 6 tháng/ lần là một trong những cách đơn đơn giản và bảo vệ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề lấy tủy răng cho bé. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ đã hiểu hơn về vai trò của tủy răng cũng như có được câu trả lời về vấn đề nên lấy tủy răng cho bé không.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital