Mộng thịt là bệnh gì? Mộng thịt hay tên khác là mộng mắt là bệnh lý nhãn khóa trong đó tại bề mặt nhãn cầu xuất hiện một màng mỏng hiển hiện rõ ràng, bao phủ một phần tròng trắng của mắt. Mộng thịt có thể xâm lấn toàn bộ giác mạc và đồng tử, khiến người bệnh mất hoàn toàn thị lực. Để điều trị bệnh lý này một cách hiệu quả, hiểu về nó là cực kỳ cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Mộng thịt là bệnh gì?
Mộng thịt là bệnh gì? Bản chất của mộng thịt là một khối u hình tam giác của mô thịt trên lòng trắng mắt kéo dài qua giác mạc. Mặc dù bề ngoài trông khá đáng sợ, mộng thịt không nguy hiểm. Sự tăng trưởng của chúng trong hầu hết các trường hợp là tương đối chậm. Một số trường hợp mộng thịt ngừng phát triển ở một thời điểm nhất định trong đời người bệnh. Trường hợp nặng, chúng mới tiến triển đến mức che phủ giác mạc, gây suy giảm thị lực.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mộng thịt được phân chia thành 4 cấp độ như sau: Độ 1: Mộng thịt lan đến rìa giác mạc. Độ 2: Mộng thịt lan đến khoảng giữa rìa giác mạc và bờ đồng tử. Độ 3: Mộng thịt lan đến bờ đồng tử. Độ 4: Mộng thịt bao phủ hoàn toàn đồng tử.
Theo mức độ xâm lấn vào giác mạc, đối chiếu với trung tâm giác mạc: Mộng thịt có 3 cấp độ. Độ 1: Mức độ xâm lấn nhỏ hơn 2mm. Độ 2: Mức độ xâm lấn từ 2 đến 4mm. Độ 3: Mức độ xâm lấn lớn hơn 4mm).
Theo giải phẫu, dựa vào bán kính giác mạc: Một thịt có 4 cấp độ. Độ 1: Mộng thịt lan qua rìa giác mạc. Độ 2: Mộng thịt lan chưa đến ½ bán kính giác mạc. Độ 3: Mộng thịt lan qua ½ bán kính giác mạc. Độ 4: Mộng thịt lan qua trung tâm giác mạc.
Theo mức độ tiên lượng, dựa vào khả năng tiên lượng: Mộng thịt có 2 loại là mộng thịt tiến triển và mộng thịt xơ. Trong đó, mộng thịt có đầu mộng hình răng cưa, thân mộng dày và nhiều mạch máu gọi là mộng thịt tiến triển. Còn mộng thịt có đầu mộng tròn, màu trắng đặc gọi là mộng thịt xơ.
2. Nguyên nhân phát sinh bệnh lý mộng thịt
Hiện nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân phát sinh mộng thịt. Nguyên nhân dự đoán được cho rằng là tia cực tím. Bởi bệnh xuất hiện nhiều ở những người sinh sống ở các vùng khí hậu ấm áp, dành nhiều thời gian ngoài trời trong điều kiện nhiều nắng. Ngoài ra, tỷ lệ mộng thịt xuất hiện ở những người tiếp xúc nhiều với các yếu tố sau cũng rất cao: Phấn hoa, cát, khói thuốc lá, gió.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý mộng thịt
Mặc dù không nguy hiểm, mộng thịt vẫn là một bệnh lý nhãn khoa “khó chịu”. Chúng mang đến cho người bệnh những trải nghiệm vô cùng đáng quên, như: Nóng mắt, đau mắt, ngứa mắt, cộm mắt, đỏ mắt, suy giảm thị lực hoặc nhìn đôi.
Trước khi mộng thịt chính thức hình thành, người bệnh có thể sẽ có mộng mỡ mắt. Mộng mỡ mắt là một khối nhỏ màu vàng nhạt, nằm tại rìa kết mạc vùng khe mi. Thỉnh thoảng, khối nhỏ này sưng nhẹ hoặc có 1 – 2 mạch máu chạy đến.
4. Điều trị bệnh lý mộng thịt
4.1. Chẩn đoán
Bệnh lý mộng thịt có thể được chuyên gia nhãn khoa chẩn đoán xác định thông qua thăm khám bằng cách sử dụng một khe đèn. Theo đó, việc sử dụng thiết bị này sẽ cho phép chuyên gia kiểm tra kỹ lưỡng giác mạc, mống, thủy tinh thể và tiền phòng của mắt. Nếu cần thiết, chuyên gia sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện bổ sung:
– Kiểm tra thị lực: Thiết bị được sử dụng là một biểu đồ tiêu chuẩn hóa. Bệnh nhân đọc các chữ cái họ có thể nhìn thấy trên biểu đồ này từ khoảng cách 6m.
– Corneal Topography (Địa hình giác mạc): Công nghệ tân tiến này cung cấp mọi thông tin chi tiết về hình dạng của giác mạc. Trong khi bệnh nhân tập trung nhìn vào một mục tiêu, thiết bị này thực hiện hàng nghìn đo đạc nhỏ. Từ các đo đạc này, một bản đồ màu sắc mô tả cụ thể giác mạc sẽ được xây dựng trên máy tính.
– Refraction (Khúc xạ): Chuyên gia nhãn khoa sử dụng thiết bị chứa các thấu kính để đo thị lực của bệnh nhân. Ngoài ra, kiểm tra khúc xạ cũng bao gồm kiểm tra phản xạ ánh sáng thông qua retinoscope – một thiết bị cầm tay.
– Keratometry: Được áp dụng để xác định độ cong giác mạc.
4.2. Điều trị
Thông thường, bệnh lý mộng thịt không cần thiết phải điều trị, trừ trường hợp bệnh đã tiến triển đến các độ cao.
Khi mộng thịt ở trong trạng thái đỏ và bị kích thích, thuốc bôi hoặc thuốc nhỏ có chứa corticoid liều nhẹ có thể sẽ được chuyên gia nhãn khoa chỉ định cho người bệnh.
Trong trường hợp mộng thịt đã gây suy giảm thị lực hoặc gây khó chịu triền miên, dai dẳng hoặc gây mất thẩm mỹ trầm trọng, bệnh nhân có thể sẽ phải phẫu thuật bằng các thủ thuật. Các thủ thuật này thường kéo dài không quá nửa giờ, thời gian chi tiết phụ thuộc từng phẫu thuật cụ thể. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể xuất viện trong ngày và học tập/làm việc ngay ngày hôm sau. Kết thúc phẫu thuật, trong vài tuần, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ chứa steroid để giảm sưng và ngăn ngừa mộng thịt tái phát. Lưu ý đặc biệt: Phẫu thuật mộng thịt có thể gây loạn thị hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng loạn thị ở những bệnh nhân đã có tật khúc xạ này.
Tỷ lệ tái phát mộng thịt là 30 – 80%. Để ngăn ngừa tình trạng này, chuyên gia nhãn khoa có thể sẽ ghép một mảnh mô bề mặt mắt vào khu vực bị ảnh hưởng bởi mộng thịt (gọi là ghép kết mạc tự thân) hoặc chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển mô.
5. Phòng ngừa bệnh lý mộng thịt
Xem xét các yếu tố nguy cơ của bệnh lý mộng thịt, chúng ta có các lưu ý trong phòng tránh bệnh lý này như sau: Đeo kính râm khi ở ngoài trời; để mắt nghỉ ngơi trong môi trường râm mát sau một thời gian dài ngoài trời; hạn chế để mắt tiếp xúc với gió, bụi, phấn hoa; sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để dưỡng ẩm nhãn cầu; khi chớm thấy dấu hiệu bệnh, đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa Mắt uy tín gần nhất để thăm khám và được tư vấn chi tiết.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi “mộng thịt là bệnh gì?”. Hy vọng rằng, với những thông tin này, bạn sẽ giữ gìn được một đôi mắt luôn luôn sáng ngời.