Chụp cắt lớp toàn thân (chụp CT toàn thân) đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe con người. Vậy phương pháp này có thể tầm soát ung thư và giúp phát hiện các bất thường trong cơ thể như thế nào? Cùng thử tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Điều cần biết về chụp cắt lớp toàn thân
1.1. Lý giải: Chụp cắt lớp toàn thân có phát hiện được ung thư không?
Chụp CT toàn thân là một kỹ thuật hiện đại được sử dụng để phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý trong cơ thể con người.
Phương pháp này giúp kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh lý ung thư, các khối u trong cơ thể như ung thư vú, ung thư phổi, tuyến giáp và các bệnh lý về não… mà không cần xâm lấn, không gây cảm giác đau hay khó chịu cho người thực hiện.
Đây là một kỹ thuật chụp từng bộ phận trên cơ thể con người như ổ bụng, tim, não… Do vậy chụp CT toàn thân sẽ mất rất nhiều thời gian so với chụp CT não, chụp CT phổi… Quá trình này từ lúc chuẩn bị cho tới lúc có kết quả sẽ mất khoảng từ 30 đến 50 phút.
Sau khi chụp CT bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh thu được để đánh giá, từ đó có cơ sở để theo dõi sức khỏe cũng như tình trạng của người bệnh.
1.2. Đặc điểm của chụp cắt lớp toàn thân
Hiện nay chụp CT toàn thân đã trở thành một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý. Vì thế, phương pháp này đã được đưa vào sử dụng và khẳng định được những ưu điểm vượt trội hơn so với một số phương pháp khác:
– Giúp rà soát, kiểm tra đặc điểm, cấu trúc của những cơ quan bên trong cơ thể. Từ đó phát hiện được chính xác tổn thương, sự tồn tại hoặc tình trạng của các khối u.
– Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư. Điều này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong việc điều trị và tăng tỷ lệ sống cho người bệnh.
– Không gây cảm giác khó chịu cho người thực hiện trong suốt quá trình thực hiện. Vì vậy giúp người bệnh cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình chụp CT.
Một số nhược điểm còn tồn tại ở phương pháp này như:
– Phương pháp này không áp dụng được với người bệnh là trẻ em, phụ nữ đang hoặc nghi ngờ mang thai… bởi tia X có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
– Đối với một vào trường hợp chỉ định sử dụng thuốc cản quang bệnh nhân có thể có phản ứng với thuốc gây ra tình trạng dị ứng, phát ban, khó thở…
– Phương pháp này sử dụng tia X chiếu vào cơ thể, mặc dù mức độ này an toàn với sức khỏe nhưng nếu áp dụng phương pháp này thường xuyên có thể khiến người bệnh bị nhiễm xạ.
1.3. Quy trình thực hiện phương pháp chụp CT toàn thân
Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được các kỹ thuật viên hướng dẫn như sau:
– Tư thế: người bệnh nằm ngửa, quay đầu về khung máy, trong đó có đầu đèn phát tia tương tự như chụp X-quang. Khi đầu đèn xoay xung quanh người bệnh, vừa xoay sẽ vừa tạo tia thành các khoang lát cắt. Các lát cắt này sẽ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán hình ảnh một cách rõ ràng về bản chất của tổn thương.
– Trường hợp chụp cắt lớp tầng sọ cần để tay xuôi theo chiều chân; nếu chụp tầng bụng – ngực thì tay đặt lên phái trên đầu để tránh xương cánh tay gây nhiễu ảnh.
– Kỹ thuật viên thực hiện đặt kim luồn tĩnh mạch cho người bệnh. Đa số các trường hợp sẽ đặt kim ở chi trên, tĩnh mạch dưới đòn hoặc tĩnh mạch cảnh. Đối với tổn thương tầng ngực thì nên đặt kim ở chi đối diện với tổn thương.
– Thực hiện chụp lát cắt theo 2 mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang. Trước khi tiêm thuốc chụp liên tục ở tiểu khung trước. Sau khi tiêm thuốc thì chụp ở động mạch và tĩnh mạch.
– Sau khi chụp cần theo dõi người bệnh: dán chặt bông tại vị trí rút kim và theo dõi phản ứng của cơ thể người bệnh đối với thuốc cản quang.
2. Những điều cần chú ý khi thực hiện chụp cắt lớp toàn thân
Đối với phương pháp chụp cắt lớp vi tính toàn thân này, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Trước khi chụp:
– Người bệnh cung cấp đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe và các loại thuốc đang sử dụng hàng ngày.
– Không sử dụng các phụ kiện, đồ dùng trên người làm bằng kim loại như: đồng hồ, dây chuyền, nhẫn, lắc tay… Nếu có cần tháo bỏ trước khi vào phòng chụp.
– Thay áo choàng tại nơi cơ sở y tế cung cấp trước khi tiến hành chụp.
Trong suốt quá trình chụp, bạn cần giữ tinh thần ổn định và thoải mái nhất. Cùng với đó, bạn cần lắng nghe và làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên trong phòng chụp để quá trình được nhanh chóng hơn.
Sau khi hoàn thành, bạn cần theo dõi sức khỏe xem cơ thể có xuất hiện vấn đề gì bất thường hay không (nếu trong trường hợp có tiêm thuốc cản quang).
Hầu hết sau khi thực hiện kỹ thuật này bạn có thể quay lại trở lại làm việc bình thường.
Kết quả hình ảnh sau khi chụp sẽ được gửi tới bác sĩ để chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị hợp lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả, bạn nên trao đổi sớm và trực tiếp với bác sĩ để được giải thích một cách kỹ lưỡng nhất.
Chụp CT hỗ trợ rất nhiều cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý của cơ thể. Hiện nay, phương pháp này đang được ứng dụng và được người bệnh đánh giá cao tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI với tập trung sự đầu tư về hệ thống trang thiết bị máy móc, luôn được đồng bộ và cập nhật liên tục. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong nghề – kỹ thuật viên có trình độ kỹ thuật cao giúp quá trình thăm khám được nhanh chóng và chính xác. Mong rằng qua bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này nhé!