Mất ngủ một đêm hay nhiều đêm cũng khiến cơ thể bạn mệt mỏi, uể oải, mất tập trung cũng như giảm năng suất lao động, học tập. Bên cạnh đó, chứng mất ngủ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu tình trạng này xảy ra liên tục, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu các dạng mất ngủ
Hiện nay, mất ngủ được chia thành 2 dạng gồm:
– Mất ngủ cấp tính
– Mất ngủ mạn tính
1.1. Mất ngủ cấp tính
Mất ngủ cấp tính là tình trạng xuất hiện trong vài đêm hoặc một, hai tuần. Đây là loại rối loạn mất ngủ khá phổ biến, chiếm trung bình 30-40% dân số.
Chứng mất ngủ này có thể bắt nguồn từ những sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc sống; lối sống sinh hoạt không lành mạnh; chế độ dinh dưỡng không khoa học hoặc ảnh hưởng của một số bệnh cấp tính.
Tình trạng mất ngủ cấp tính chưa gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh tiến triển thành mạn tính.
1.2. Mất ngủ mạn tính
Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng. Thông thường, người bệnh chỉ ngủ được khoảng 3-4 tiếng/ngày, mất nhiều thời gian mới có thể ngủ được. Trong thời gian ngủ, người bệnh nhiều lần tỉnh giấc và rất khó ngủ lại.
Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:
– Các bệnh tâm thần (căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu, …)
– Bệnh thực thể (đau nhức xương khớp, viêm loét dạ dày, …)
– Ảnh hưởng của thuốc
– Ảnh hưởng của chất kích thích
Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh mất ngủ sẽ kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
– Đau nửa đầu
– Tim mạch
– Sa sút trí tuệ
– Đột quỵ não
2. Tác hại nguy hiểm do chứng mất ngủ gây ra
Những ai đã từng bị mất ngủ có thể thấy rằng mất ngủ sẽ khiến người bệnh lờ đờ, mệt mỏi, đau đầu, thiếu sức sống, mất tập trung từ đó làm gián đoạn công việc cũng như cuộc sống thường ngày.
Nếu bị mất ngủ kéo dài, đây sẽ là tiền đề cho nhiều bệnh lý khác cũng như gây ra hệ lụy cho sức khỏe tổng thể.
2.1. Chứng mất ngủ có thể làm teo não, tăng nguy cơ đột quỵ
Một số nghiên cứu cho thấy, mất ngủ tăng khả năng teo não lên đến 25%. Với người trẻ bị mất ngủ có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần so với người ngủ đủ giấc.
2.2. Rối loạn tâm lý, cảm xúc
Khó ngủ, ngủ không đủ kéo dài khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, tiêu cực. Lâu dần sinh ra cảm giác cô đơn, âu lo, thậm chí gây trầm cảm, suy nhược thần kinh, giao tiếp xã hội kém hơn trước.
2.3. Dễ béo phì
Chất lượng giấc ngủ suy giảm khiến hoạt động não bộ thay đổi, khiến người bệnh nhanh đói và thường xuyên thèm ăn đặc biệt các món nhiều chất béo hoặc đồ ngọt.
2.4. Chứng mất ngủ làm ảnh hưởng đến da, nhan sắc
Khi ngủ không đủ giấc, cơ thể tăng tiết hormone cortisol, làm cấu trúc collagen bị phá vỡ. Da từ đó kém mịn màng, mất đi độ đàn hồi và săn chắc. Người thiếu ngủ khiến da khô, tối màu, sạm nám, lên nhiều mụn. Những người thiếu ngủ đang gặp phải tình trạng viêm da cơ địa, vảy nến và viêm da kích ứng cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
2.5. Suy giảm sinh lý
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y học Hoa Kỳ chỉ ra rằng tác hại nghiêm trọng của chứng mất ngủ là làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới. Khi testosterone suy giảm đồng thời ảnh hưởng lớn đến sinh lý đấng mày râu, biểu hiện cụ thể như sau:
– Giảm ham muốn
– Rối loạn cương dương
– Xuất tinh sớm
2.6. Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Thiếu ngủ, mất ngủ trong thời gian dài làm làm cơ thể suy nhược, sức đề kháng cũng như sức khỏe sụt giảm. Từ đó, nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm trong đó có ung thư cao hơn.
2.7. Đe dọa hệ tim mạch
Thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ tạo áp lực cho hệ thần kinh, nhịp tim và làm huyết áp tăng cao. Theo nghiên cứu, tình trạng mất ngủ có thể làm tăng 48% nguy cơ tử vong do tim cũng như các bệnh mạch vành.
3. Cách điều trị mất ngủ và thông tin cần biết
Mất ngủ gây thiếu sức sống, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc, cuộc sống thường ngày. Vì thế, dù mất ngủ ngắn hạn hay dài hạn, bạn cũng nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Việc để lâu sẽ khiến việc điều trị khó khăn, tốn nhiều thời gian, công sức.
3.1. Nguyên tắc điều trị
Bắt đầu điều trị phù hợp càng sớm càng tốt
– Cần thực hiện kiên trì, đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa
– Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tái khám định kỳ để đánh giá kết quả điều trị
3.2. Phương pháp điều trị mất ngủ
Loại bỏ nguyên nhân chủ quan
Đầu tiên, cần xác định đúng nguyên nhân gây mất ngủ là gì. Việc khó ngủ, mất ngủ có thể xuất phát từ các thói quen không lành mạnh sau đây:
– Tiêu thụ quá nhiều caffeine vào buổi chiều muộn, buổi tối
– Ăn nhiều món cay nóng, thức ăn khó tiêu vào buổi tối
– Uống nhiều nước, ăn nhiều canh trước khi ngủ
– Suy nghĩ nhiều, áp lực trước lúc ngủ
Nếu nguyên nhân mất ngủ là các vấn đề như trên, người bệnh có thể tự điều chỉnh cách sinh hoạt mà không cần dùng đến thuốc.
Chuẩn bị tốt cho giấc ngủ
Bạn nên tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ bằng cách tạo ra môi trường ngủ thoải mái. Đảm bảo giường ngủ thoáng mát, sạch sẽ, ánh sáng và nhiệt độ phù hợp.
Điều trị bằng thuốc
Đây là một trong những phương pháp điều trị mất ngủ phổ biến và được chứng minh đem đến hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám tại chuyên khoa Nội thần kinh để được kê các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm lo âu phù hợp.
Nếu mất ngủ do ảnh hưởng của các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ tư vấn các loại thuốc thích hợp để cải thiện giấc ngủ. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc ngủ khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
Trước khi ngủ, hãy thả lỏng tâm trí và đầu óc. Bạn có thể nghe nhạc không lời, đọc sách thư giãn trước khi ngủ 30 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tắm nước ấm, ngâm chân, massage vai gáy để cải thiện triệu chứng mất ngủ.