Hiện tượng suy giảm trí nhớ sau sinh của phụ nữ bắt đầu xuất hiện ở 6 tháng cuối thai kỳ và có thể kéo dài đến 3 tháng sau sinh nở. Tuy nhiên chị em có thể chủ động phòng tránh từ sớm tình trạng này.
Menu xem nhanh:
1.Tại sao phụ nữ sau sinh thường mắc chứng hay quên?
Để lý giải hiện tượng này, các nhà khoa học Úc đã tiến hành điều tra trên 1000 phụ nữ sau sinh trên toàn thế giới để so sánh trí nhớ của các mẹ sau sinh với người bình thường và đưa ra kết luận rằng:
“Những phụ nữ sau sinh có trí nhớ kém hơn và mau quên hơn”. Nguyên nhân gây nên tình trạng này nhóm nghiên cứu cho rằng do tác động của hormone sản sinh trong thai kỳ tác động lên não. Bên cạnh đó còn stress và mất ngủ cũng là nguyên nhân hỏi ảnh hưởng đến chứng đãng trí, hay quên ở phụ nữ.
Vì sau khi sinh người phụ nữ phải trải qua những biến động nhất định về tinh thần, thể chất, quan hệ vợ chồng và gia đình, đặc biệt là với người phụ nữ sinh con lần đầu.
Sự xáo trộn trong sinh hoạt như mất ngủ, lo lắng cho em bé, áp lực tài chính, ưu phiền về ngoại hình, tâm trạng bất an, quan hệ vợ chồng sau sinh thường gặp trở ngại, việc đi làm lại thường gặp nhiều khó khăn, căng thẳng v.v…tiếp tục tác động gây thêm stress dẫn đến tình trạng hay quên, lơ đãng, mất tập trung ở các bà mẹ trẻ.
Cũng theo các chuyên gia tâm lý, tình trạng stress suốt thai kỳ và sau sinh sẽ làm ảnh hưởng đến việc phóng thích các nội tiết tố có thể gây tổn thương não, dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ ở bà bầu và các bà mẹ.
2.Khắc phục chứng hay quên sau sinh như thế nào?
Các chuyên gia khuyên rằng, khi đối diện với chứng hay quên, các mẹ không nên quá bối rối, hoang mang, vì sẽ tạo điều kiện cho stress gia tăng. Thay vào đó, hãy tận dụng thời gian rảnh để thực hiện các mẹo sau đây:
- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi ngay khi có thể: Giấc ngủ là yếu tố nòng cốt giúp cải thiện trí nhớ, vì vậy bạn hãy tranh thủ ngủ sớm và đủ giấc để tránh mệt mỏi, loại bỏ lo âu.
- Trang bị thật tốt kiến thức, kỹ năng làm mẹ: Chuẩn bị tâm lý làm mẹ thật tốt sẽ giúp bạn chủ động tránh những biến động tâm lý sau khi sinh, đặc biệt là stress và trầm cảm.
- Chia sẻ áp lực với người thân trong gia đình: Người thân trong gia đình, đặc biệt là người chồng sản phụ nên hỗ trợ, quan tâm chăm sóc và chia sẻ công việc với người vợ, để giúp các mẹ có được sự thoải mái nhất định về tâm lý, từ đó cũng góp phần hạn chế tình trạng hay quên.
- Sắp xếp công việc một cách khoa học: Khi bắt đầu lại với công việc, hãy sắp xếp mọi thứ thật hợp lý và lên kế hoạch cho rõ ràng công việc. Hãy ghi lại những việc cần làm, cần nhớ trong một cuốn sổ hoặc một tờ giấy và dán vào nơi dễ thấy nhất.
- Tập luyện tăng cường sự tập trung: Khi bạn tập trung tốt và tập luyện để sự tập trung trở thành thói quen, trí nhớ sẽ dần được khắc phục. Phương pháp tập luyện gồm 4 bước: Quan sát – Liên kết – Học thầm – Nhớ lại.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục làm máu lưu thông lên não tốt hơn, làm cho giác quan tiếp nhận thông tin nhanh hơn và giúp não lưu giữ thông tin lâu hơn.