Chữa sùi mào gà ở đâu tốt là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Khoa phụ sản Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh lây truyền qua đường tình dục được đông đảo người bệnh ở Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận tin tưởng lựa chọn.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh sùi mào gà là gì?
1.1 Bệnh sùi mào gà – Căn bệnh lây truyền qua đường tình dục
Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục là một căn bệnh xã hội chủ yếu lây truyền qua đường sinh hoạt tình dục không lành mạnh. Bệnh sùi mào gà gây ra bởi virus HPV. Loại virus này có tới 120 chủng, trong đó có 40 chủng virus gây nên các bệnh qua đường tình dục.
Bệnh sùi mào gà có ở cả nam giới và nữ giới nhưng tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn. Nguyên nhân là do nữ giới thường nhận tinh dịch của nam khi quan hệ tình dục, bên cạnh đó môi trường âm đạo cũng là nơi cư trú yêu thích của virus HPV. Bên cạnh việc quan hệ tình dục không an toàn, virus HPV còn có thể lây truyền từ mẹ sang con hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh.
Bệnh sùi mào gà không chỉ gây phiền toái cho người bệnh mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến cho người bệnh luôn cảm thất tự ti, quan hệ tình dục đau rát,… Nếu mắc sùi mào gà khi đang mang thai, thai phụ dễ có nguy cơ sinh non, thai lưu hoặc sảy thai. Nguy hiểm hơn, bệnh sùi mào gà có thể biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,…dẫn tới vô sinh, hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.
1.2 Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà:
– Bệnh sùi mào gà do virus Human papova (HPV) gây nên và lây lan chủ yếu qua đường tình dục không an toàn.
– Bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2 – 9 tháng tính từ sau thời điểm quan hệ tình dục với người bị bệnh.
– HPV có thể kết hợp với virus gây bệnh hạt cơm ở da lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân.
– Sùi mào gà có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ của người bệnh trên quần áo, chăn màn, thậm chí là nhà vệ sinh, trong bồn cầu hay những vết thương hở.
– Những người có hệ miễn dịch kém có nguy cơ bị sùi mào gà cao hơn những người bình thường.
2. Biểu hiện của bệnh sùi mào gà
– Sau khi nhiễm virus HPV thì 2 – 9 tháng sau bệnh sùi mào gà mới phát ra bên ngoài với các biểu hiện như: Xuất hiện sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1 – 2 mm, những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng.
– Bệnh có thể phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng.
– Bề mặt sùi mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể có mủ.
– Sùi mào gà ở nam giới có thể gặp ở rãnh quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước hoặc có cả ở da bìu.
– Sùi mào gà ở chị em thường xuất hiện ở vùng âm vật, âm hộ, môi lớn, môi bé và còn có thể gặp cả ở cổ tử cung.
– Sùi mào gà phát triển mạnh trong điều kiện như ẩm ướt hoặc đang trong thời kỳ mang thai
– Một số trường hợp sùi mào gà có thể phát triển to bằng nắm tay, màu đỏ và tiết dịch mùi hôi.
– Sùi mào gà không gây đau đớn, nếu sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Một vài trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.
3. Bệnh sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?
Về khả năng điều trị dứt điểm sùi mào gà, hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị tận gốc virus HPV, cũng đồng nghĩa người bệnh có thể mang bệnh suốt đời. Tuy nhiên tùy vào từng thời điểm mà bệnh sẽ biểu hiện ra bên ngoài hoặc không, khi quan hệ tình dục không an toàn, người bệnh sẽ có nguy cơ lây nhiễm HPV cho bạn tình.
Các biện pháp chữa sùi mào gà hiện nay chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại bỏ các mụn cóc sinh dục nhưng chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, mục đích khi điều trị sùi mào gà là phá hủy các khối sần đồng thời tăng miễn dịch tại chỗ để giảm thiểu virus HPV. Bệnh sùi mào gà rất dễ tái đi tái lại do việc vệ sinh vùng kín kém khiến virus HPV dễ bùng phát trở lại. Nếu không được điều trị, bệnh sùi mào gà sẽ trở thành bệnh mãn tính, các triệu chứng sẽ ngày càng gia tăng, thỉnh thoảng sẽ bị bội nhiễm gây loét các nốt sần và chảy máu, khiến người bệnh gặp nhiều đau đớn, khó chịu.
4. Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà hiện nay. Chữa sùi mào gà ở đâu?
4.1 Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà hiện nay
4.1.1 Dùng thuốc đặc trị
Một số loại thuốc trị bệnh sùi mào gà có thể thoa trực tiếp lên da gồm:
– Imiquimod (Aldara, Zyclara): Có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại sùi mào gà. Thuốc có tác dụng phụ bao gồm: Gây đỏ da, mụn nước, đau nhức cơ thể, ho, đau, phát ban và mệt mỏi.
– Podophyllin và podofilox (Condylox): Podophyllin là một loại nhựa thực vật, có khả năng phá hủy các mô sùi mào gà. Podofilox có hợp chất hoạt tính giống với podophyllin. Podofilox không được sử dụng cho các khu vực bên trong bộ phận sinh dục, không dùng khi đang mang thai. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm sưng, đau, kích ứng da nhẹ.
– Sinecatechin (Veregen): Sử dụng để điều trị sùi mào gà bên ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn. Thuốc có tác dụng phụ nhẹ, thường là đỏ da, ngứa, rát hoặc đau.
– Axit tricloaxetic (TCA): Có thể đốt cháy sùi mào gà, sử dụng điều trị mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục. Loại thuốc này có tác dụng phụ gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
Trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên được bác sĩ tư vấn. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh gây đau, kích ứng nhiều hơn hoặc gặp phải các biến chứng không mong muốn.
4.1.2 Can thiệp phẫu thuật
Đối với các sùi mào gà lớn, không phản ứng với thuốc điều trị hoặc có thể ảnh hưởng tới thai nhi (đối với phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà), bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật gồm:
– Điều trị bằng laser: Bác sĩ sử dụng một chùm ánh sáng có cường độ cao để điều trị sùi mào gà. Phương pháp này có chi phí điều trị cao nên thường áp dụng cho các trường hợp sùi mào gà trên diện rộng và khó điều trị. Điều trị bằng laser gây tác dụng phụ là đau đớn, có thể để lại sẹo.
– Dùng dao mổ điện: Đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện, có thể gây đau và sưng sau khi thực hiện thủ thuật.
– Phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà: Bệnh nhân được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ hoàn toàn sùi mào gà. Sau phẫu thuật, người bệnh thường bị đau.
4.2 Chữa sùi mào gà ở đâu tốt?
Nên chữa sùi mào gà ở đâu? Khoa phụ sản Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh xã hội, trong đó có bệnh sùi mào gà. Khám và điều trị bệnh sùi mào gà ở Thu Cúc TCI, người bệnh sẽ được các bác sĩ giỏi với hơn 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị. Bệnh viện trang bị hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị.
Hiện khoa phụ sản Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI đang sử dụng các kỹ thuật hiện đại trong việc điều trị sùi mào gà… Người bệnh có thể đặt hẹn nhanh chóng qua số tổng đài của bệnh viện. Bệnh viện còn tiến hành thanh toán theo BHYT, giúp tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh.