“Chào bác sĩ, hôm trước mẹ em đi khám sức khỏe định kỳ thì phát hiện ra có sỏi ở thận, trước đó mẹ em cũng chưa có triệu chứng gì cụ thể, chỉ thỉnh thoảng có những cơn đau lưng. Nhiều người khuyên mẹ em nên chữa sỏi thận bằng chuối hột. Bác sĩ cho e hỏi, với tình trạng của mẹ em thì có thể chữa sỏi thận bằng chuối hột không?”
Mai Anh (20 tuổi)
Chào Mai Anh, cảm ơn e đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến hệ thống y tế Thu Cúc, với câu hỏi của em, chúng tôi xin được lý giải như sau:
Menu xem nhanh:
Có thể chữa sỏi thận bằng chuối hột không?
Sỏi thận là sự lắng đọng, kết tinh của các chất khoáng có trong nước tiểu tạo thành sỏi thận. Sỏi thận nếu lắng đọng lâu dài, phát triển về kích thước hoặc sỏi di chuyển có thể chỉ gây ra những cơn đau âm ỉ vùng lưng, bụng, nhưng cũng có thể dẫn đến những cơn đau quặn thận.
Chuối hột còn được gọi là chuối chát, tên khoa học Musabalbisiana Golla, ngoài thành phần chất dinh dưỡng tốt như: đường, chất xơ… Theo y học cổ truyền thì chuối hột cũng có tác dụng trong việc làm mòn và đào thải sỏi qua đường tiểu. Chuối hột có công dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận là do trong chuối hột có những hợp chất sau:
Kali
Trong thành phần của họ chuối nói chung và chuối hột nói riêng thì có chứa kali. Mà việc thiếu kali trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể làm tăng lượng canxi trong nước tiểu, mặt khác kali giúp cân bằng độ pH của nước tiểu (sự bất thường trong pH nước tiểu sẽ gây ra sỏi calcium oxalate).
Magie
Chuối hột có rất nhiều magie trong thành phần cấu tạo. Mà magie lại là hợp chất có khả năng ngăn ngừa canxi kết hợp với oxalate, làm giảm sự hình thành các tinh thể gây ra loại sỏi canxi oxalate thường gặp nhất.
Tuy nhiên, việc tự ý chữa sỏi thận bằng chuối hột không đúng cách, không đúng liều lượng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, vì vậy, bạn cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách sử dụng chuối hột hợp lý nhất.
Những lưu ý trong điều trị sỏi thận
Do bạn Mai Anh không nêu rõ kích thước và vị trí sỏi của mẹ em nên rất khó để có thể tư vấn cho mẹ em biện pháp điều trị phù hợp. Đối với bệnh nhân sỏi thận cần lưu ý một số điều sau:
Uống nhiều nước
Nên uống nhiều nước (2-3 lít nước/ngày) để làm loãng nước tiểu, tránh sự lắng động của các khoáng chất tạo sỏi.
Có chế độ sinh hoạt khoa học
Không làm việc quá sức, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục điều độ, và đặc biệt không nên nhịn tiểu…
Có chế độ ăn uống điều độ
Hạn chế ăn các thực phẩm giàu oxalate, không nên ăn quá mặn, ăn nhiều chất béo hay các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, trà, cà phê đều không tốt cho người sỏi thận. Đặc biệt không nên tự ý bổ sung các thực phẩm hoặc các thuốc uống như canxi… mà phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Nếu sỏi chỉ mới ở dạng cặn, chưa cần điều trị bằng phương pháp ngoại khoa thì người bệnh có thể áp dụng các phương pháp trên hoặc uống các loại nước lợi tiểu như râu ngô, bông mã đề hay chuối hột… theo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Với kích thước sỏi to hơn thì điều trị theo chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết nhất để tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.