Có nên chữa sỏi đường tiết niệu bằng thuốc nam?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

“Mới đây, khi đi khám sức khỏe định kỳ thì tôi phát hiện có sỏi đường tiết niệu, tôi vẫn còn băn khoăn không biết điều trị sỏi bằng cách nào, nhiều người khuyên tôi dùng thuốc nam để trị sỏi. Bác sĩ cho tôi hỏi là có nên chữa sỏi tiết niệu bằng thuốc nam không? Và có những phương pháp nào trị sỏi tiết niệu hiệu quả?”

Hoàng Mai (Phú Thọ)

Chào bạn Hoàng Mai, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống y tế của chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Có nên chữa sỏi tiết niệu bằng thuốc nam?

Có nên chữa sỏi đường tiết niệu bằng thuốc nam

Dùng thuốc nam có thể không làm tan sỏi mà việc sử dụng thuốc không rõ nguyên gốc còn làm tăng áp lực giải độc cho gan, thận (ảnh minh họa)

Rất nhiều bệnh nhân có sỏi tiết niệu nhưng lại sợ tốn kém, sợ mổ… mà chần chừ không điều trị ngay, thậm chí có những bệnh nhân không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ mà tìm đến thuốc nam trị sỏi.

Tuy nhiên, uống thuốc không làm tan sỏi, ngoài ra thuốc không rõ nguồn gốc kèm theo việc sao chế, bảo quản thuốc rất có thể chứa nhiều hóa chất độc hại có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Thậm chí, dùng thuốc trong thời gian dài còn tạo thêm áp lực giải độc cho gan và thận.

Có những phương pháp nào trị sỏi tiết niệu

Hiện nay, với những phát triển trong công nghệ trị sỏi, bệnh nhân có thể loại sạch sỏi mà không cần mổ mở, không đau đớn, thời gian điều trị và phục hồi sức khỏe nhanh chóng với những phương pháp sau:

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ

Phương pháp này sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích từ bên ngoài cơ thể, tập trung vào vị trí sỏi rồi tán sỏi thành những mảnh vụn nhỏ, để sỏi dễ dàng đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Tán sỏi ngoài cơ thể áp dụng cho sỏi thận < 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và < 1,5cm.

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser

Với phương pháp này, bác sĩ chỉ cần tạo một vết rạch rất nhỏ (khoảng 5mm) ở vùng lưng hông để tạo đường hầm vào đến nơi có sỏi, sau đó tán vụn sỏi bằng laser và lấy sỏi ra. Tán sỏi qua da áp dụng cho bệnh nhân có sỏi thận > 2cm, sỏi “cứng đầu”, sỏi san hô, sỏi niệu quản 1/3 trên và > 1,5cm.

Bệnh nhân tán sỏi qua da tại bệnh viện Thu Cúc

Bệnh nhân tán sỏi qua da tại bệnh viện Thu Cúc

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Đây là phương pháp bác sĩ sử dụng ống nội soi qua đường tiểu lên bàng quang và niệu quản để tiếp cận trực tiếp viên sỏi và dùng năng lượng laser để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi. Tán sỏi nội soi ngược dòng áp dụng cho sỏi niệu quản 1/3 giữa, 1/3 dưới, sỏi bàng quang > 1cm và < 1cm nhưng không thể ra theo đường nước tiểu.

Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh và vị trí có sỏi mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sỏi phù hợp nhất với từng bệnh nhân.

Biện pháp phòng ngừa sỏi đường tiết niệu

Một số biện pháp phòng ngừa sỏi đường tiết niệu:

Đi khám sức khỏe định kỳ

Việc đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân, đồng thời khám sức khỏe thường xuyên bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn cụ thể về việc bổ sung chất cho cơ thể phù hợp để nâng cao sức khỏe và phòng tránh nhiều bệnh lý.

Nếu có sỏi thận thì việc thăm khám để phát hiện và điều trị sỏi thận sớm sẽ nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học

– Uống đủ nước (1,5-2 lít nước/ngày) để làm loãng nước tiểu, tránh sự lắng đọng của các chất tạo sỏi thận.

– Ăn nhiều trái cây, rau tươi, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đạm thực vật, chất béo, chất chứa nhiều oxalate… Không nên tự ý bổ sung các khoáng chất dưới dạng thuốc vì dễ gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe: cụ thể nếu bổ sung thuốc canxi không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây nên sỏi thận canxi.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Cần có các biện pháp rèn luyện sức khỏe phù hợp hàng ngày như đi bộ, đạp xe… để duy trì sức khỏe cho cơ thể và tránh nguy cơ gây ra sỏi thận.

Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ít vận động, sẽ không có lợi cho việc hấp thụ canxi, khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu.

Thăm khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị và phòng ngừa sỏi đường tiết niệu hiệu quả

Thăm khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị và phòng ngừa sỏi đường tiết niệu hiệu quả

Do bạn Mai không nói rõ kích thước và vị trí có sỏi nên để hiểu hơn về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu phù hợp bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hay muốn đặt lịch khám tiết niệu tại Hệ thống y tế Thu Cúc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital