Chửa ngoài tử cung thử que có lên không là một trong những thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Thai ngoài tử cung hay còn gọi là chửa ngoài tử cung đây là tình trạng sản khoa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hay đe dọa khả năng sinh con của người nữ.
Menu xem nhanh:
1. Chửa ngoài tử cung là hiện tượng gì?
Thai ngoài tử cung hay còn gọi là chửa ngoài tử cung, hiện tượng này xuất hiện khi mà thai không làm tổ ở trong khu vực buồng tử cung mà lại nằm một vị trí khác. Các vị trí chửa ngoài tử cung khiến không thể duy trì thai bao gồm:
– Thai làm ổ ở khu vực vòi tử cung. Đây là một trong những trường hợp mà nếu như bị thai ngoài tử cung sẽ thường là hay gặp nhất tỉ lệ chiếm đến 95%.
– Thai làm tổ ở khu vực buồng trứng, hoặc cổ tử cung, một số làm tổ ở ổ bụng hoặc vòi tử cung.
Thai ngoài tử cung thì sẽ không được buồng tử cung bảo vệ, dẫn đến tình trạng thai sẽ cần phải loại bỏ, can thiệp khi phát hiện ra. Nếu như không được phát hiện sớm mà túi thai vỡ thì sẽ khiến cho tình trạng chảy máu ồ ạt vào ổ bụng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.
Nguyên nhân của mỗi người là khác nhau, nên chị em cần được thăm khám định kỳ, thường xuyên nhất là lúc nghi ngờ có thai. Việc gặp tình trạng chửa ngoài tử cung ở phụ nữ có thể là do viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu hoặc đôi khi có thể là do dị tật ống dẫn trứng, bị hẹp ống dẫn trứng. Phụ nữ khi từng hoặc đang bị u nang buồng trứng, đã từng thực hiện nạo phá thai thì sẽ có nguy cơ chửa ngoài cao hơn những chị em phụ nữ khác.
2. Dấu hiệu khi chị em gặp hiện tượng chửa ngoài tử cung là gì?
Những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này có thể kể đến nó tương tự như những biểu hiện của một người phụ nữ có thai bình thường, chẳng hạn như là: trễ kinh, đau bụng, buồn nôn, ngực căng tức…nhưng chỉ ở giai đoạn đầu. Khi diễn biến của tình trạng này phát triển hơn thì một số dấu hiệu,
2.1 Chậm kinh
Chậm kinh được coi là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu cho phụ nữ biết mình đang mang thai. Tuy nhiên, vì có rất nhiều phụ nữ không có kinh nguyệt đều đặn nên khi chửa ngoài tử cung thì có thể thường là có kinh nguyệt không đều, có tháng bị sớm, có tháng thì có thể bị muộn nên rất khó nhận biết dấu hiệu này. Nhưng đây cũng là dấu hiệu không được bỏ quên.
2.2 Âm đạo ra máu bất thường
Khác với máu của chu kỳ nguyệt san, khi bị chửa ngoài tử cung thì có thể sẽ có một chút máu, thường máu có màu nâu giống bã cà phê. Hiện tượng này xuất hiện khi không phải thời điểm đến chu kỳ kinh nguyệt thì cần được lưu ý.
Rất hiếm khi xảy ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung nhưng lại không có dấu hiệu ra máu bất thường ở phụ nữ.
Thường phụ nữ sẽ rất có thể sẽ lầm tưởng hiện tượng mà cơ thể đang ra máu này chính là lúc mà đến chu kỳ kinh nguyệt, nếu như khi ra máu mà trùng thời gian có kinh thì lại càng có thể bị nhầm lẫn và không ai để ý. Vì vậy chị em phụ nữ cần đặc biệt chú ý ghi nhớ chu kỳ kinh nguyệt cũng như quan sát có hiện tượng màu máu bất thường, số lượng máu ra khi đó.
2.3 Đau bụng
Chửa ngoài tử cung thì thường có thể sẽ bị đau bụng, nhất là ở vị trí thai làm tổ, khu vực là đau bụng dưới. Đôi khi hiện tượng này giống như việc mót rặn khi bị táo bón. Đau bụng âm ỉ kéo dài, đôi khi cơn đau có thể đau dữ dội kèm với hiện tượng chảy máu âm đạo. Mức độ của hiện tượng đau bụng sẽ có thể tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển.
Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu như túi thai vỡ người phụ nữ có thể sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, đau nhức vai, đau đến toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, khó thở, còn có thể ngất xỉu.
Vì thế, khi thấy bản thân có dấu hiệu nghi ngờ có thể mang thai, thì hãy nên đến thăm khám sớm để biết được mình có gặp tình trạng thai ngoài tử cung hay không. Tình trạng cần phát hiện sớm, nếu không khi thai phát triển to dần, có thể khiến túi thai vỡ, máu sẽ tràn vào ổ bụng không chỉ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
3. Chửa ngoài tử cung thử que có lên không?
Có một câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ muốn biết là “Chửa ngoài tử cung thử que có lên không?”. Que thử thai được hoạt động dựa trên cơ chế xác định nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu của người phụ nữ, chứ không phụ thuộc việc thai làm tổ ở đâu. Vì vậy chỉ cần phụ nữ đã mang thai, không cần biết là ở vị trí nào thì nước tiểu của phụ nữ khi ấy đã đạt được nồng độ thích hợp hormone HCG . Do đó, khi mà bắt đầu mang thai ngoài tử cung thì nếu thử thai tại nhà thông qua việc dùng que vẫn sẽ lên 2 vạch như bình thường.
Tuy nhiên, theo thời gian nồng độ hormone HCG ở những phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung sẽ lên xuống thất thường không cố định. Nhưng đây không phải cách kiểm tra tại nhà phù hợp, các bác sĩ khuyến khích mẹ nếu như có thai hoặc nghi ngờ có thai, thì hãy đi thực hiện siêu âm để kiểm tra xem tình hình thai hiện tại đang như thế nào, đã vào tử cung hay chưa.
Nếu như tuần thai của bạn chưa đủ để thai vào tử cung, thì có thể các bác sĩ hẹn bạn một thời gian thích hợp để quay lại thăm khám.
4. Nguy cơ mang thai ngoài tử cung và cách đề phòng
4.1 Các nhóm đối tượng có thể có khả năng có thai ngoài tử cung
– Chị em phụ nữ trước đây từng có tiền căn thai ngoài tử cung, đã từng bị một hoặc nhiều lần trước đó.
– Trước đây đã từng thực hiện việc phẫu thuật ống dẫn trứng hoặc là đã từng phẫu thuật khu vực vùng bụng chậu
– Mẹ đã từng bị hoặc đang bị viêm vùng chậu mà không biết
– Chị em phụ nữ hiện đang mắc bệnh hoặc đã từng điều trị một số loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).
4.2 Một số yếu tố khác có thể làm cho chị em bị tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung
– Trực tiếp là người hút thuốc lá, nghiện thuốc lá hoặc hút thuốc lá gián tiếp từ những người xung quanh
– Quyết định mang thai khi đã ở độ tuổi trên 35, những mẹ mang thai lần đầu tiên mà mang thai muộn có thể gặp hiện tượng này
– Mẹ từng điều trị vô sinh, khó mang thai.
– Đôi khi yếu tố ảnh ảnh hưởng đến có thể là khi phụ nữ dùng các biện pháp hỗ trợ sinh sản
4.3 Cách điều trị thai ngoài tử cung:
Thai ngoài tử cung hay còn gọi là chửa ngoài tử cung, do không làm tổ ở vị trí có thể nuôi thai nên khi phát hiện thì cần được loại bỏ, điều trị chứ không thể duy trì. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình của mẹ để tìm ra được phương pháp điều trị thích hợp. Một số phương pháp có thể được can thiệp thực hiện như là:
– Sử dụng thuốc, nhưng thường chỉ có thể sử dụng khi phát hiện sớm, tình trạng chưa có diễn biến xấu.
– Thực hiện phẫu thuật loại bỏ cũng được nhiều bác sĩ thực hiện
– Bên cạnh đó một phương pháp mà ít được sử dụng nhất nhưng nếu có thể vẫn được thực hiện là, bác sĩ sẽ quan sát thai ngoài tử cung thoái triển theo thời gian.
Để tránh gặp được tình trạng thai ngoài tử cung đây nguy hiểm, bạn nên thực hiện thăm khám sàng lọc trước khi có quyết định mang thai hoặc ở độ tuổi sinh sản. Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã trả lời được câu hỏi “Chửa ngoài tử cung thử que có lên không?” rồi.Theo dõi sức khỏe và thăm khám sớm khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào bạn nhé.