Hôi miệng không chỉ khiến chúng ta mất tự tin, không thoải mái trong cuộc sống và giao tiếp, hôi miệng còn có thể là triệu chứng của bệnh tật trong cơ thể. Chữa hôi miệng như thế nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây nên hôi miệng
Hôi miệng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:
-Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không đảm bảo sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây các bệnh về răng miệng như sâu răng, nha chu, nhiễm trùng nướu răng… Các bệnh lý răng miệng trên là nguyên nhân chính gây hôi miệng.
–Do thức ăn: Một số thức ăn nhỏ còn sót lại trong kẽ răng, hốc răng sâu không được lấy sạch, phân hủy gây nên mùi hôi. Bên cạnh đó, những thức ăn có mùi nồng, dễ bay hơi như hành, tỏi, củ kiệu, thức ăn nhiều chất béo… cũng khiến cho miệng có mùi hôi khó chịu.
–Bị khô miệng: Đây là hiện tương, lượng nước bọt tiết ra không đủ để làm sạch răng, các mô và giữ cân bằng các chất có trong miệng. Khô miệng dẫn đến việc tạo ra một số tế bào chết ở răng, nướu, lưỡi làm cho các vi khuẩn nhanh chóng tập trung phân hủy gây nên mùi hôi.
Việc uống nhiều dược phẩm, hít thở bằng đường miệng trong thời gian dài, hút thuốc lá và không uống đủ nước mỗi ngày là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên tình trạng khô miệng dẫn đến hôi miệng.
-Bị mắc các căn bệnh gây nên hôi miệng: Nhiễm trùng phổi mạn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi; bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm amidan, viêm nhiễm đường hô hấp; lở miệng, nhiệt miệng kết hợp với bệnh viêm nha chu; bị thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày; một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường… có thể gây hôi miệng.
Một số phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng, mang thai miệng cũng sẽ bị hôi nhẹ.
Cách chữa hôi miệng hiệu quả
Hôi miệng tuy không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc. Do đó, khi gặp phải vấn đề này, bạn cần có biện pháp chữa trị dứt điểm. Dưới đây là một số cách chữa hôi miệng hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng:
– Khi phát hiện hơi thở có mùi hôi khó chịu, bạn cần kiểm tra lại nguyên nhân vì sao mình bị hôi miệng đồng thời tìm đến bác sĩ nha khoa để được khám và tư vấn về cách chữa trị bệnh hôi miệng hiệu quả. Khám sức khỏe răng miệng định kỳ là cách tốt nhất để có hướng xử lý kịp thời đối với các vấn đề về răng miệng gây hôi miệng.
–Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách là biện pháp quan trọng để chữa trị hôi miệng. Đánh răng sau khi thức dậy, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Dùng chỉ nha khoa để lấy sạch các phần thức ăn thừa còn bám ở các kẽ răng, hốc răng. Dùng nước súc miệng. Làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng.
-Chế độ ăn uống hợp lý: Uống nhiều nước mỗi ngày.; hạn chế rượu, cà phê, tuyệt đối không hút thuốc lá; tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng như hành, tỏi, củ kiệu, các loại mắm, cá khô,…; trong thực đơn hàng ngày cần có nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thịt, pho mát, chất béo có mùi mạnh.
-Kịp thời chữa trị các căn bệnh của cơ thể dẫn đến hôi miệng như viêm xoang, viêm phổi và các bệnh về phổi, các bệnh về dạ dày,…
Trên đây là một số cách chữa hôi miệng bạn đọc có thể áp dụng hàng ngày để bài trừ căn bệnh hôi miệng lấy lại sự tự tin, năng động trong giao tiếp và hoạt động hàng ngày.