Chữa bệnh viêm tai giữa tiết dịch

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm tai giữa tiết dịch thường không có triệu chứng rõ ràng nên gây khó khăn cho việc phát hiện và chẩn đoán bệnh. Chữa bệnh này cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, người bệnh không nên chủ quan không chữa trị hoặc tự ý dùng thuốc vì dùng thuốc không đúng có thể khiến bệnh càng trầm trọng hơn.

1. Viêm tai giữa tiết dịch là gì?

Đây là bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ từ 2-5 tuổi, thời gian mắc bệnh thường vào mùa động và mùa thu, có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ, thường có 3 loại, gồm: thanh dịch, dịch nhầy và mủ.

Viêm tai giữa tiết dịch là một trong những bệnh lý “im lặng” của tai giữa, thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Viêm tai giữa bị tiết dịch là một trong những bệnh lý “im lặng” của tai giữa, thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa bị tiết dịch

– Viêm hô hấp trên: Viêm hô hấp trên là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Cơ chế gây bệnh, viêm hô hấp trên gây tắc mũi, giảm thông khí tai giữa và áp suất âm tai giữa; viêm tích tụ chất ở vòng mũi họng thúc đẩy nhiễm trùng ở niêm mạc vòi nhĩ, gây ra tắc vòi và gia tăng nhiễm trùng tai giữa.

– Rối loạn chức năng vòi nhĩ: Tắc vòi chức năng, tắc vòi cơ học..

3. Triệu chứng của viêm tai giữa bị tiết dịch

– Nghe kém

– Chậm nói

– Khó chịu trong tai, đau tai, có cảm giác đầy tai, kéo tai, rối loạn thăng bằng

Màng nhĩ phồng, co lõm, túi co lõm, sụp lõm, đầy…

– Màng nhĩ mờ, dày, mất độ trong suốt không thấy được các mốc giải phẫu bên trong, có màu hổ phách, đục…

– Sự di động của màng nhĩ giảm hoặc mất đi…

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về tai, phụ huynh cần đưa con đến thăm khám sớm ở các cơ sở y tế uy tín

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về tai, phụ huynh cần đưa con đến thăm khám sớm ở các cơ sở y tế uy tín

4. Viêm tai giữa bị tiết dịch có nguy hiểm không?

Bệnh lý này nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

– Nghe kém thậm chí có thể bị điếc

– Sụp lõm tai giữa và viêm tai giữa dính

– Xơ nhĩ

– Ảnh hưởng lên sự phát triển các thông bào xương chũm

– Rối loạn thăng bằng và chóng mặt

– Ảnh hưởng đến việc hình thành ngôn ngữ, trẻ bị chậm nói..

5. Chữa bệnh viêm tai giữa bị tiết dịch

5.1 Điều trị nội khoa:

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa bị tiết dịch được chỉ định điều trị nội khoa. Cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc vì dùng thuốc không đúng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.

Tùy thuộc vào tình trạng viêm tai giữa tiết dịch cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Tùy thuộc vào tình trạng viêm tai giữa cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

5.2 Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh diễn tiến nặng, có biến chứng. Các biện pháp can thiệp gồm:

– Trích rạch màng nhĩ dẫn lưu và đặt ống thông khí

– Trạch màng nhĩ đặt ống thông phối hợp nạo VA

Tùy thuộc vào tình trạng viêm tai giữa cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Nội soi tai là cách thăm khám giúp phát hiện nhanh chóng, chính xác nhất các bệnh lý trong tai. Do đó, khi có các triệu chứng bất thường tại tai, bạn nên đi nội soi tai càng sớm càng tốt để có phương pháp chữa bệnh viêm tai giữa bị tiết dịch hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital