Chia sẻ về các triệu chứng động kinh điển hình

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Động kinh đang là một trong những bệnh lý ngày càng phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp thì người bệnh có thể được cắt cơn và trở về cuộc sống bình thường. Ngược lại, người bệnh sẽ phải đối diện với những hệ luỵ nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các triệu chứng động kinh điển hình và cách xử trí thích hợp.

1. Động kinh là gì?

Động kinh là bệnh lý xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương bị rối loạn. Sự rối loạn này khiến não bộ bắt buộc phải thay đổi từ suy nghĩ tới hoạt động sống. Lúc này cơ thể người bệnh, đặc biệt là não bộ sẽ hoạt động bất thường. Vì thế sẽ xảy ra các tình trạng co giật hoặc bất thường về hành vi, cảm giác, thậm chí trong một số trường hợp có lúc người bệnh còn mất cả nhận thức.

Co giật là một trong những triệu chứng động kinh rất điển hình

Bệnh nhân thường xuyên bị co giật sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ

Đặc biệt, bệnh này sẽ xảy đến với mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Và tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhiều hơn so với người lớn.

2. Nguyên nhân gây động kinh

Bệnh động kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân chính điển hình bao gồm:

2.1. Yếu tố di truyền từ gia đình

Đây là một bệnh lý có tính di truyền cao. Nên khi bố mẹ bị mắc bệnh, tỷ lệ di truyền sang con luôn cao hơn mức bình thường. Và theo nguyên cứu, bệnh động kinh có liên quan đến sự thay đổi bất thường ở nhiễm sắc thể số 20.

2.2. Các bệnh lý gây tổn thương não

– Não bộ là bộ phận vô cùng quan trọng với mỗi người. Đặc biệt với trẻ nhỏ, khi còn trong bụng mẹ, nếu não gặp phải những chấn thương như thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng,…sẽ dẫn tới các dị tật bẩm sinh não.

– Bệnh nhân bị tổn thương não bộ do tai nạn, chấn thương sọ não, … hay đột quỵ, u não,…cũng có thể là nguyên nhân gây nên động kinh.

2.3. Một số yếu tố khác

– Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, sự thiếu hụt nồng độ các chất ức chế như GABA.

– Bất thường các yếu tố hóa học như nồng độ các ion Na+, K+,…thay đổi.

– Rối loạn phát triển các chứng tự kỉ.

– Tác dụng phụ của việc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, lạm dụng rượu bia và ma tuý,…

3. Những triệu chứng điển hình của động kinh

Các triệu chứng của động kinh thường được chia thành 2 loại đó là động kinh khu trú và động kinh toàn thể. Với mỗi loại thì cơ thể bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau.

3.1. Triệu chứng động kinh khu trú

Có thể bạn chưa biết, động kinh khu trú là tình trạng các cơn động kinh xảy ra do một phần của não bộ, nếu bệnh nhân bị kiểu động kinh này sẽ xuất hiện một số biểu hiện như:
– Cảm nhận về không gian, sự vật xung quanh sẽ khác đi, sẽ có cách nhìn khác về cuộc sống. Tuy nhiên khi cơn động kinh xuất hiện, người bệnh không bị mất đi ý thức.

– Nhiều trường hợp khi bệnh phát tác, ý thức của người bệnh thay đổi. Lúc này người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như: nhìn chằm chằm, lặp đi lặp các động tác như nhai, đi xoay vòng,…

Hãy tới gặp bác sĩ ngay để hạn chế các triệu chứng động kinh

Người bệnh nên thăm khám sức khoẻ thuwongf xuyên để tìm được phương pháp điều trị phù hợp

3.2. Triệu chứng động kinh toàn thể

Khác với động kinh khu trú, bệnh động kinh toàn thể thường xảy ra ở toàn bộ các vùng của não bộ. Khi cơn động kinh tái phát, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng điển hình như: co giật liên tục, co cứng người,…Tay chân bị co giật hoặc không kiểm soát được.

Các cơn co cứng và co giật toàn thể là dạng động kinh phổ biến ở người trưởng thành bởi bệnh có biểu hiện rất rõ ràng. Người bệnh dần mất ý thức, dần mất thăng bằng và ngã xuống, có thể kèm theo tiếng kêu, la hét, nhưng không phải vì đau đớn. Lúc này, bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn co giật. Học sẽ không thể kiểm soát được tay chân do sự rung giật của các cơ. Cơn động kinh sẽ diễn ra trong vài phút khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng mất kiểm soát và bị sùi bọt mép.

Cơn vắng ý thức: là dạng động kinh ở trẻ em và hiếm gặp ở người lớn. Vì thế, khi mắc bệnh này, trẻ nhỏ thường không thể tập trung học và dẫn đến kết quả học tập sa sút nghiêm trọng.

Không chỉ thế, thị và khứu giác của người bệnh đôi khi sẽ ngửi thấy mùi  hoặc thấy có vị lạ trong miệng, có thể kèm theo cảm giác khó chịu, chóng mặt.

Một cơn động kinh xuất hiện sẽ có kéo dài từ 1 đến 2 phút, sau khi tỉnh thì bệnh nhân không hề nhớ những gì đã xảy ra..

4. Phòng ngừa bệnh Động kinh

– Hạn chế các chấn thương tới não bộ.

– Khi trẻ nhỏ sốt cao trên 38,5 độ C cần dùng các thuốc hạ sốt ngay để tránh những cơn co giật đột ngột. Đặc biệt với trẻ có tiền sử co giật do sốt cao, cha mẹ cần thận trọng tránh để tái phát nhiều lần.

– Thay đổi chế độ sống lành mạnh, hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá.

– Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khoẻ cho chính mình.

5. Điều trị bệnh động kinh

5.1. Điều trị bằng thuốc

– Người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc chống co giật để giảm tần suất cũng như cường độ co giật.

Về nguyên tắc, khi sử dụng các loại thuốc này với liều ổn định sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các cơn co giật. Thế nhưng, các loại thuốc này cũng sẽ gây nên một số tác dụng phụ như: thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn về trí nhớ và suy nghĩ.

Để giảm các triệu chứng động kinh, bệnh nhân có thẻ sử dụng các loại thuốc cắt cơn theo chỉ định của bác sĩ

Để giảm các triệu chứng động kinh, bệnh nhân có thẻ sử dụng các loại thuốc cắt cơn theo chỉ định của bác sĩ

Vì thế để hạn chế tác dụng phụ cũng như tăng tác dụng hiệu quả của thuốc, người bệnh cần:

– Người bệnh cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ: sử dụng thuốc đúng liều và đúng quy định

– Không tự ý ngừng sử dụng hay sử dụng loại thuốc khác.

Nếu trong thời gian điều trị, cơ thể gặp bất kỳ vấn đề gì cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để giải quyết.

5.2. Phẫu thuật

Khi thực hiện các thủ thuật phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần não gây ra cơn động kinh.

Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cho thấy:

– Động kinh được bắt nguồn từ một khu vực nhỏ, xác định được chính xác vị trí trong não

– Ở vị trí não sẽ được vận hành không can thiệp vào các chức năng quan trọng của não bộ như: lời nói, thị giác, thính giác.

Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi có thể gây ra một số biến chứng nên trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh động kinh, hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Hãy lắng nghe cơ thể và hãy thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital