Chỉ số tầm soát ung thư gan và những điều bạn chưa biết?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Để kiểm tra và phát hiện bệnh ung thư gan, hiện nay giới y khoa thường dựa vào 3 chỉ số: AFP, AFP-L3; DCP hay PIVKA II. Trong đó, xét nghiệm dựa trên dấu ấn ung thư AFP là chỉ số tầm soát ung thư gan phổ biến nhất. Để bạn đọc hiểu hơn về những chỉ số xoay quanh tầm soát ung thư gan, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Ý nghĩa của tầm soát ung thư gan

Tầm soát ung thư gan nhằm kiểm tra, tiến hành xét nghiệm cần thiết nhằm tìm kiếm triệu chứng hoặc tế bào bất thường gây bệnh ung thư. Qua đó, kịp thời can thiệp điều trị, chủ động phòng bệnh từ sớm. Ung thư rất khó điều trị, diễn biến phức tạp và tỉ lệ tử vong cao trong giai đoạn cuối.

Vì vậy, việc tầm soát, sàng lọc ung thư gan càng sớm càng tốt là vô cùng cần thiết.  Giúp giảm số người mắc bệnh và số lượng người tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này. 

Một gói khám tầm soát ung thư gan thường bao gồm:

– Bước đầu tiên là khám nội, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng và các yếu tố nguy cơ thông qua: Tiền sử bệnh gan, người thân từng mắc bệnh, môi trường sống, thói quen sinh hoạt,… 

– Xét nghiệm cần thiết để lấy chỉ số tầm soát, đồng thời đánh giá nguy cơ mắc bệnh.

– Kết hợp chụp CT và siêu âm ổ bụng để quan sát bất thường, quan sát vị trí khối u (nếu có).

Cuối cùng, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư, trả kết quả cho người bệnh. Sau đó giải đáp và tư vấn cụ thể giúp người người bệnh nắm bắt thể trạng sức khỏe và điều chỉnh lại lối sống của mình.

chỉ số tầm soát ung thư gan

Tầm soát ung thư gan giúp người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm

2. Có mấy loại chỉ số tầm soát ung thư gan ?

Chỉ số tầm soát ung thư gan thường được áp dụng hiện nay gồm mấy loại? Để phát hiện bệnh ung thư gan, các bác sĩ có thể dựa theo những chỉ số dưới đây:

2.1 Chỉ số AFP

Alpha fetoprotein (AFP) là một dạng protein thường tiết ra từ các tế bào gan chưa trưởng thành của thai nhi. AFP ở bệnh nhân ung thư gan có thể tăng lên tới 70%. Khi chỉ số AFP tăng quá cao, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư gan ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, AFP cũng có thể tăng cao khi người bệnh mắc xơ gan và viêm gan mãn tính. 

Để kết quả tầm soát ung thư gan đạt tỷ lệ chính xác cao, việc kết hợp xét nghiệm AFP cùng chẩn đoán hình ảnh ở giai đoạn sớm nhất là điều cần thiết. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng trong quá trình theo dõi hiệu quả điều trị ung thư, đánh giá khả năng tái phát bệnh sau khi ngừng điều trị.

Có thể bạn chưa biết, nồng độ AFP cao cũng có thể cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc hoặc khối u tế bào mầm của tinh hoàn.

2.2 Chỉ số tầm soát ung thư gan AFP-L3

AFP – L3 là một đồng đẳng của chỉ số AFP. Để phân biệt 3 dạng AFP, người ta sẽ dựa vào mức độ fucosyl hóa (fucosylation) của chuỗi đường gắn với N-acetylglucosamine. Tuy nhiên, cả 3 dạng đều có khả năng gắn vào Lens culinaris agglutinin (LCA) với các ái lực khác nhau. Trong đó:

– AFP – L1 là loại không gắn LCA, chủ yếu được tìm thấy ở những người bị bệnh gan lành tính như viêm gan B mạn. 

– AFP – L2 có khả năng gắn LCA với ái lực vừa và được sản xuất bởi các khối u túi noãn hoàng. 

– AFP – L3 được sản sinh bởi các tế bào gan ác tính, ái lực cao và chủ yếu được thấy ở các bệnh nhân bị HCC. 

Những người có giá trị AFP-L3 cao hơn 10% thường tăng gấp 7 lần nguy cơ xuất hiện HCC trong vòng 21 tháng.

xét nghiệm tầm soát ung thư gan

Chỉ số tầm soát ung thư gan AFP-L3

2.3 Chỉ số DCP hay PIVKA II

DCP là một dạng bất thường, sản sinh do sự thiếu vitamin K của prothrombin – yếu tố đông máu được sản xuất bởi gan. 

Chỉ số DCP tăng cao phản ánh tình trạng của bệnh, kích thước khối u, sự xâm lấn tĩnh mạch cửa. Nếu chỉ số DCP tăng trở lại sau khi điều trị thì bệnh ung thư vẫn có khả năng tái phát lại.

Ngoài ra, để xác định chính xác tình trạng bệnh ung thư gan, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm chức năng gan. Nhằm đánh giá nguyên nhân gây bệnh và tìm ra hướng điều trị phù hợp. 

3. Đối tượng nên tầm soát ung thư gan càng sớm càng tốt

Những đối tượng có chỉ số ung thư gan cao thường rơi vào trường hợp như sau:

– Những người đã và đang mắc bệnh gan do:

+Có người thân từng mắc ung thư gan.

+Cơ thể nhiễm phải virus viêm gan B hoặc C.

+Gan nhiễm mỡ không phải do rượu.

– Đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư gan:

+Người đã hoặc đang mắc bệnh tiểu đường, béo phì,…

+Người thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài.

+Người bị xơ gan, nước tiểu chuyển màu vàng đậm, vùng gan đau âm ỉ, xuất huyết dưới da.

tầm soát ung thư gan như thế nào

Người thường xuyên sử dụng rượu bia có chỉ số ung thư gan cao

Nếu bạn nằm trong những trường hợp kể trên, hãy nhanh chóng tới các bệnh viện lớn để thăm khám và tầm soát ung thư sớm nhất có thể. Trong đó, hệ thống y tế Thu Cúc – TCI là một địa chỉ lý tưởng để kiểm tra chỉ số tầm soát ung thư gan của bạn. Với gói khám tầm soát ung thư gan được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị y tế nhập khẩu từ nước ngoài,… Quá trình thăm khám sẽ được tối ưu hóa thời gian, vừa mang lại kết quả chuẩn xác nhất.

Bảo vệ sức khỏe trước khi quá muộn. Hãy chú trọng tới sức khỏe, chủ động thăm khám ngay cả khi không có bất cứ triệu chứng nào bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital