Chỉ số AST là gì? AST thay đổi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gan mật. Vì vậy khi được chẩn đoán AST tăng hoặc giảm người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm khác kèm theo để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Chỉ số AST là gì?
AST (SGOT) là từ viết tắt của Aspartate transaminase, đây là một loại enzyme có nhiều ở các tế bào gan và thận, một lượng nhỏ được tìm thấy ở cơ tim và cơ bắp. Ở người bình thường nồng độ AST trong máu thường thấp, nhưng khi gan có những vấn để bất ổn thì lượng AST sẽ được phóng thích vào máu nhiều hơn.
Do đó xét nghiệm chỉ số AST được coi là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất dùng để phát hiện ra những tổn thương gan. Xét nghiệm này còn được chỉ định kết hợp thực hiện với các xét nghiệm khác để đánh giá cụ thể các chức năng gan hoặc giúp chẩn đoán các bệnh liên quan đến gan.
2. Khi nào chỉ số ast thay đổi?
Thông thường chỉ số AST ở người bình thường có thể nhỏ hơn 30 U/L, nhưng cũng tùy vào điều kiện thiết bị xét nghiệm mà số tham chiếu có thể khác nhau.
Khi bị nhiễm viêm gan cấp tính, chỉ số AST cao hơn 10 lần bình thường và kéo dài 1 – 2 tháng. Mức AST tăng cao rõ rệt khi sử dụng thuốc hay các chất làm cho gan bị nhiễm độc làm giảm lưu lượng máu trong gan.
Khi bị nhiễm viêm gan mạn tính, chỉ số AST thường không tăng cao, nếu có sẽ tăng rất nhẹ, do đó trong giai đoạn này bệnh nhân cần đi kiểm tra định kỳ để các bác sĩ có thể theo dõi và có giải pháp điều trị hợp lý.
Ngoài ra, các bệnh lý như tắc nghẽn đường mật, xơ gan, khối u trong gan cũng có thể làm cho chỉ số AST tăng lên trong cơn đau tim hay chấn thương.
Ăn quá nhiều thức ăn nhanh cũng có thể làm cho nồng độ AST tăng cao, do mọi thứ đều được chuyển qua gan để phân giải. Nếu có chế độ ăn hợp lý thì AST sẽ trở lại bình thường.
3. Khi nào nên xét nghiệm AST?
Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm AST để đánh giá bệnh tình một người khi có các triệu chứng rối loạn như:
- Suy nhược cơ thể : Sức khỏe suy yếu, mệt mỏi, chán ăn.
- Rối loạn tiêu hóa : Buồn nôn, nôn, chướng bụng, chán ăn.
- Vàng da, nước tiểu đậm màu, phân bạc màu.
- Nổi mẩn ngứa.
Ngoài ra AST còn được kết hợp với một số xét nghiệm khác ở những đối tượng :
- Đã từng mắc bệnh viêm gan virus.
- Những người nghiện rượu nặng.
- Trong gia đình có tiền sử bệnh gan.
- Người thừa cân, béo phì, bệnh tiểu đường.
Ngoài ra AST còn dùng để theo dõi điều trị người bệnh gan, được chỉ định để xem xét quá trình điều trị phương pháp có phù hợp hay không.
Khi phát hiện chỉ số AST trong máu tăng cao cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và làm các xét nghiệm khác xác định nguyên nhân và định hướng điều trị hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa không được tự ý chữa trị theo những phương pháp dân gian truyền miệng, và dừng thuốc khi không có chỉ định.