Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng: Yêu cầu cốt lõi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Để tầm vóc trẻ suy dinh dưỡng trong tương lai không bị ảnh hưởng tiêu cực, suy dinh dưỡng cần được điều trị sớm. Để điều trị tình trạng đó, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng cần thiết. Vậy, đâu là yêu cầu cốt lõi trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng? Đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết đáp áp, bố mẹ nhé!

1. Tổng quát về suy dinh dưỡng

1.1. Nguyên nhân

Suy dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe được xác định khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, chủ yếu là thiếu hụt protein, vitamin và khoáng chất. Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng này, có thể hình thành do nhiều nguyên nhân. Trong đó, 2 nguyên nhân sau là 2 nguyên nhân phổ biến nhất:

– Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn về số lượng và chất lượng: Trẻ sơ sinh bú ít hoặc không bú mẹ trong 6 tháng đầu đời; trẻ nhỏ ăn dặm sớm; trẻ nhỏ các nước đang phát triển,…

Trẻ bú ít hoặc không bú mẹ có thể bị suy dinh dưỡng.

Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng vì bú ít hoặc không bú mẹ.

– Khả năng chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế do mắc các bệnh lý thể chất và tinh thần: Như thiếu vitamin nhóm B, kẽm, selen,…; bệnh lý tiêu hóa (viêm loét đại tràng, crohn, viêm loét dạ dày,…); chứng ăn ói; chứng chán ăn tâm thần; trầm cảm;…

1.2. Phân loại và dấu hiệu nhận biết từng thể

1.2.1. Phân loại theo chỉ số cơ thể

Phân loại theo 3 chỉ số cơ thể: Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao, suy dinh dưỡng có:

– Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (liên quan đến chỉ số cân nặng theo tuổi): Trẻ có cân nặng thấp hơn cân nặng tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi, cùng giới tính.

– Suy dinh dưỡng thể thấp còi (liên quan đến chỉ số chiều cao theo tuổi): Trẻ có chiều cao thấp hơn chiều cao tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi, cùng giới tính.

– Suy dinh dưỡng thể gầy còm (liên quan đến chỉ số cân nặng theo chiều cao): Trẻ có cân nặng theo chiều cao thấp hơn cân nặng theo chiều cao của trẻ cùng tuổi, cùng giới tính.

Suy dinh dưỡng thể thấp còi là thể suy dinh dưỡng mãn tính, hệ quả của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng dài hạn, đôi khi có thể thiếu hụt ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Còn suy dinh dưỡng thể gầy còm là thể suy dinh dưỡng cấp tính, hệ quả của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ngắn hạn.

1.2.2. Phân loại theo hình thái

Phân loại theo hình thái, suy dinh dưỡng có:

– Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus): Trẻ gầy, da bọc xương; mặt già cỗi; chán ăn, rối loạn tiêu hóa thường xuyên; ủ rũ, uể oải, mệt mỏi, chậm chạp;…

Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor): Trẻ mặt đầy đặn nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ tay chân giảm; da phù và rối loạn sắc tố, biểu hiện thông qua các đốm màu đỏ và đen; tóc dễ rụng, móng tay dễ gãy; nôn trớ, tiêu chảy thường xuyên;…

– Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp: Trẻ có biểu hiện của cả suy dinh dưỡng thể teo đét và suy dinh dưỡng thể phù.

Suy dinh dưỡng thể teo đét là thể suy dinh dưỡng nặng; tuy nhiên, không đe dọa tính mạng trẻ. Còn suy dinh dưỡng thể phù là thể suy dinh dưỡng nặng, đe dọa tính mạng trẻ và điều trị rất khó khăn.

1.3. Ảnh hưởng suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng không can thiệp kịp thời có thể hạn chế trí tuệ trẻ phát triển, đó là trong dài hạn. Trong ngắn hạn, suy dinh dưỡng làm trẻ giảm thể lực, chậm tăng trưởng thể chất. Để bảo vệ tầm vóc của trẻ trong tương lai, nếu nghi ngờ trẻ suy dinh dưỡng, bố mẹ phải cho trẻ thăm khám và điều trị với chuyên gia ngay.

Suy dinh dưỡng làm trẻ giảm thể lực, chậm tăng trưởng thể chất.

Trẻ giảm thể lực, chậm tăng trưởng thể chất do suy dinh dưỡng.

2. Tổng quát về chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng

2.1. Yêu cầu cốt lõi trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Phải bao gồm đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng protein, lipid, glucid, chất khoáng và vitamin là yêu cầu cốt lõi trong chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng. Ngoài yêu cầu này, chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng cũng cần phải thỏa mãn các yêu cầu không kém phần quan trọng sau:

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ có nhu cầu, kể cả là ban đêm. Trường hợp mẹ mất sữa hoặc thiếu sữa, cho trẻ bú thêm sữa công thức.

– Trẻ trên 6 tháng tuổi, đã ăn dặm: Bổ sung dầu mỡ vào các bữa ăn của trẻ vì năng lượng từ dầu mỡ lớn gấp đôi năng lượng từ đạm, giúp trẻ tăng cân, tăng hấp thụ Vitamin D, E dễ dàng. Tăng số bữa phụ (hoa quả, sữa chua) xen kẽ các bữa chính. Không ép trẻ ăn, nếu trẻ từ chối ăn, dừng việc cho trẻ ăn và tiếp tục ở bữa sau. Một số thực phẩm bố mẹ nên chế biến cho trẻ suy dinh dưỡng: Khoai tây, khoai lang, gạo; thịt bò, thịt gà, cá, tôm, cua, trứng; sữa cao năng lượng theo khuyến cáo của bác sĩ; dầu thực vật, mỡ động vật; rau củ quả theo mùa.

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng phải bao gồm đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng.

Trẻ suy dinh dưỡng phải bổ sung đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng.

2.2. Các vấn đề khác

Trong trường hợp trẻ không thể bổ sung dinh dưỡng thông qua thực phẩm tự nhiên, trẻ cần sử dụng thực phẩm chức năng và thuốc. Hai phương pháp nuôi ăn nhân tạo hỗ trợ cũng sẽ được áp dụng, nếu trẻ không thể ăn nhai thực phẩm tự nhiên một cách bình thường. Hai phương pháp đó là: Nuôi ăn bằng ống Sonde dạ dày đặt qua miệng hoặc mũi và nuôi ăn bằng truyền tĩnh mạch.

Ngoài bổ sung dinh dưỡng, nếu trẻ suy dinh dưỡng do các bệnh lý thể chất (thiếu vitamin nhóm B, kẽm, selen; viêm loét đại tràng, crohn, viêm loét dạ dày;…) và tinh thầ (trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói,…), trẻ cần được điều trị triệt để những bệnh lý nguyên nhân đó, nếu muốn cải thiện hiệu quả tình trạng suy dinh dưỡng.

Phía trên là yêu cầu cốt lõi trong chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng và một số thông tin cơ bản hữu ích khác về vấn đề sức khỏe này. Để biết thêm thông tin chuyên sâu về suy dinh dưỡng, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital