Chăm sóc vết mổ đẻ thế nào để nhanh lành, hạn chế những cơn đau nhức và khó chịu cho mẹ sau sinh? Hãy tìm hiểu những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sau đây để nắm được những kiến thức cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Chăm sóc vết mổ đẻ thế nào?
– Những ngày đầu sau mổ đẻ: Chăm sóc vết mổ đẻ thế nào sẽ được các y tá thực hiện, vệ sinh và thay băng hàng ngày. Lúc này việc của mẹ là cần nghỉ ngơi lấy lại sức. Sau khi hết thuốc tê, vết mổ sẽ đau, mẹ nên hỏi bác sĩ tư vấn loại thuốc giảm đau để dùng khi cần. Về vệ sinh cơ thể, chỉ nên dùng khăn bông mềm lau người với nước ấm tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
Sau sinh mẹ chỉ nên uống nước lọc, ăn cháo loãng cho đến khi trung tiện được thì mới ăn thêm thực phẩm lành mạnh khác.
Nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng để tránh bị đau do tử cung co thắt. Khi đã cảm thấy đỡ đau nên ngồi dậy và tập đi để lưu thông khí huyết và tránh tình trạng bị dính ruột.
– Một tuần sau sinh: Khoảng 5 – 7 ngày khi vết mổ đi vào ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ cho mẹ, với những mẹ khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ. Chăm sóc vết mổ theo chỉ định của bác sĩ. Dùng bông thấm khô quanh vết mổ, thoa dung dịch betadin giúp vết mổ tránh bị nhiễm trùng. Để vết mổ khô thoáng, không làm nước vào vết mổ. Không dùng bất cứ thuốc gì nếu không được bác sĩ chỉ định. Nên vận động nhẹ nhàng, hạn chế đi lại bằng thang bộ, tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương.
Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể đẩy nhanh quá trình hồi phục, tuy nhiên hãy tránh những món dễ gây ngứa, dễ để lại sẹo như hải sản, lòng trắng trứng, đồ nếp, rau muống…
2. Lưu ý chung cho mẹ sau sinh mổ
– Sau sinh khoảng 24 giờ, mẹ nên ngồi dậy đi lại vận động nhe nhàng.
– Sau 1 tuần dù khâu bằng chỉ tự tiêu hay cần phải cắt chỉ, mẹ cũng phải quay lại viện kiểm tra vết mổ xem có nhiễm trùng hay vấn đề bất thường không.
– Mẹ sinh mổ hoàn toàn có thể cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Lúc này sữa non có chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể giúp tăng cường miễn dịch, giúp tử cung của mẹ co hồi tốt, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh ở mẹ.
– Cần theo dõi vết mổ thường xuyên nếu thấy, vết mổ sưng, đỏ, đau, chảy dịch vàng… có thể bạn bị nhiễm trùng vết mổ, nên đi khám ngay tại cơ sở y tế.
Chăm sóc vết mổ đẻ thế nào? Hi vọng rằng với những chia sẻ trên bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.