Chăm sóc trẻ đúng cách: Sốt phát ban đỏ – Những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt phát ban đỏ hay còn gọi là bệnh sởi. Đây là tình trạng khá thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đặc điểm ban sởi là nổi ban dạng sẩn đỏ và sẽ để lại những vết thâm trên da sau khi khỏi bệnh. Bệnh không quá nguy hiểm nếu như được điều trị đúng phương pháp. Cùng tìm hiểu bệnh sốt phát ban đỏ qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Sốt phát ban dạng sởi hay còn còn gọi là phát ban đỏ

Sốt phát ban đỏ là hiện tượng sốt do virus sởi gây ra. Biểu hiện của bệnh là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt,  đường tiêu hóa, phát ban có thứ tự,…

Sốt do sởi thường sẽ xuất hiện ở nhóm tuổi từ 6 – 36 tháng. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể gặp tình trạng này, nếu như chưa được tiêm phòng hay tiêm nhắc lại.

Thường bệnh lây sẽ lây qua đường hô hấp của con người. Bệnh nếu như không được kiểm soát tốt thì rất dễ lây lan nhanh.

Sốt phát ban đỏ hay còn gọi là bệnh sởi. Đây là tình trạng khá thường xuất hiện ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện của bệnh là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, đường tiêu hóa, phát ban có thứ tự,…

2. Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết

Sởi được coi là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh này được gây ra bởi virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Theo nhiều nghiên cứu cho viết loại virus này có tính lây lan cao nên rất dễ truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp trực tiếp. Bệnh dễ lây lan chỉ đơn giản qua tia nước bọt nên rất dễ tạo thành dịch, nhất là với những người có sức đề kháng còn yếu như trẻ em. Sốt phát ban sởi nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì bệnh tương đối lành tính, dễ chữa. Tuy nhiên, nếu nhầm lẫn bệnh với một số loại bệnh khác, không điều trị đúng cách thì rất dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

Sởi sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn như sau: ủ bệnh, khởi phát, phát ban sởi và phục hồi. Khi ở trong giai đoạn sốt phát ban thì sẽ xuất hiện một số hiện tượng đặc biệt như sau để mọi người dễ phân biệt:

– Ban đỏ trên người sẽ xuất hiện theo trình tự: Ban đầu sẽ xuất hiện sau tai, sau đó là ở mặt, dần xuống ngực, bụng, rồi sẽ nổi kín khắp toàn thân

– Ban sẽ xuất hiện ở dạng sẩn, nổi cục nhỏ li ti trên da

– Đối với một số người thì những vết đỏ còn có thể gây ngứa

– Sau khi lành bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện những vết thâm trên da

Có dấu hiệu vô cùng đặc trưng sẽ đi kèm khi bị sốt phát ban đỏ – hay còn gọi là sởi, đó là: Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ,…

Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi trẻ bị sốt phát ban do virus sởi là quấy khóc, không chịu ăn uống bình thường

Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi trẻ bị sốt phát ban do virus sởi là quấy khóc, không chịu ăn uống bình thường

3. Biến chứng của bệnh sởi như thế nào?

Một số biến chứng có thể gặp khi bệnh sởi đó là:

–  Viêm tai giữa: Biến chứng thường gặp nhất ở người bị sởi, tỷ lệ này xảy ra ở 1/10 trẻ mắc bệnh.

–  Viêm thanh quản: Cũng rất dễ gặp ở giai đoạn khởi phát của bệnh sởi, tình trạng này có thể gây đau họng, khó thở do thanh quản bị co thắt nghiêm trọng. Bên cạnh đó sẽ là một số hiện tượng khác như là: sốt cao, khàn tiếng, khó thở, tím tái…

–  Một trong những biến chứng phố biến nhất của bệnh sởi là viêm phổi. Tỷ lệ gặp phải tình trạng này rơi vào khoảng 1/20 trẻ nếu như mắc bệnh. Biểu hiện thường gặp nhất khi trẻ gặp phải biến chứng này là khó thở, sốt rất cao. Bệnh nhân nếu như không được can thiệp nhanh chóng, đúng cách sẽ dễ bị tổn thương phổi và dẫn đến tử vong.

–  Viêm não: Khá hiếm và tỉ lệ mắc rơi vào khoảng 1/1.000 trẻ mắc bệnh. Nếu như gặp phải biến chứng này thì rất dễ để lại những di chứng nguy hiểm, bên cạnh đó trẻ còn có thể bị hôn mê, co giật, gây tử vong.

–  Dễ bị tiêu chảy hoặc ói mửa: Trẻ bị tiêu chảy khi mắc bệnh sởi báo hiệu tình trạng này đang ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

–  Loét giác mạc hoặc mờ giác mạc có thể gây mù lòa: Thường gặp ở trẻ gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A. Nhất là, các trẻ nhỏ ở những vùng khó khăn hiện vẫn còn thiếu cơ sở y tế.

–  Nếu tình trạng này gặp ở phụ nữ mang thai, thì rất dễ gặp phải tình trạng sẩy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc trẻ sinh khi sinh ra bị nhẹ cân.

4. Chăm sóc trẻ bị bệnh sởi như thế nào thì đúng cách

4.1. Gia đình chăm sóc tại nhà

Đối với những trường hợp phát hiện sớm, tình trạng còn nhẹ, tương đối nhẹ thì sẽ chỉ cần điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Một số cách chăm sóc được tư vấn sẽ thực hiện như sau:

–  Tránh gió lạnh khu vực trẻ nghỉ ngơi, không để gió quạt, hay điều hòa phả trực tiếp vào người trẻ.

–  Nếu sốt quá cao thì nên uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị

–  Chế độ ăn ưu tiên những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,…

–  Không tiếp xúc trực tiếp mà nên đeo khẩu trang

–  Ba mẹ nên để ý bổ sung chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ ăn

–  Không lạm dụng thuốc kháng sinh, chỉ uống khi có chỉ định và đúng liều lượng bác sĩ đưa ra.

–  Dọn dẹp phòng ốc, khu vực ngủ, nghỉ ngơi của con trẻ trước và sau khi mắc bệnh.

4.2. Khi nào cần nhanh chóng đến bệnh viện

Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám nếu như phát hiện những tình trạng sau:

–  Sốt liên tục, sốt cao không dứt

–  Cảm thấy khó thở, hay hụt hơi

–  Bị tiêu chảy, mất nước, mệt mỏi

–  Ban sởi trên người đã hết nhưng không hết sốt

–  Nhận thấy có những biến chứng xuất hiện liên quan tới tai, mắt,…

Triệu chứng thường gặp đầu tiên của viêm sốt phát ban do virus sởi là sốt

Nếu khi bị sốt phát ban đỏ mà sốt cao không ngừng cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám nhé!

Bài viết này của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa của các bác sĩ. Vì vậy việc đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế là vô cùng quan trọng. Hãy đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có được những phương pháp chăm sóc trẻ đúng cách bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital