Lão hóa là quá trình không một ai có thể chống lại được. Lão hóa tự nhiên sẽ khiến cho các cơ quan trên cơ thể suy yếu dần, không còn hoặc không thể thực hiện được chức năng vốn có của nó. Một trong số đó có thể kể đến sự suy yếu của hàm răng và các bệnh lý răng miệng. Do vậy, việc chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi cũng cần được quan tâm rất nhiều để đảm bảo được chức năng ăn uống, đảm bảo sức khỏe.
Menu xem nhanh:
1. Răng có phải là vĩnh viễn không?
Có thể bạn chưa biết, những chiếc răng nhỏ nhưng thực sự rất bền bỉ và chắc khỏe đến mức đáng kinh ngạc. Răng người có thể chịu đựng được áp lực lên đến 200 pound. Đã có không ít thí nghiệm ép răng bằng máy ép thủy lực để kiểm tra độ cứng của răng và kết quả thực sự rất ấn tượng. Răng có kết cấu thực sự vững chắc để giúp ta có thể đảm bảo hoạt động ăn nhai hàng ngày trong hàng chục năm. Nhưng một câu hỏi đặt ra là: Răng người có thể tồn tại vĩnh viễn không? Hay nói cách khác, răng có thể tồn tại chắc khỏe suốt 1 đời người hay không?
Răng bền bỉ vượt ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, nhưng theo thời gian, dưới tác động của các hoạt động ăn uống, nước bọt,… lớp men răng dần bị mòn thậm chí tan đi. Men răng là lớp bảo vệ đắc lực cho chiếc răng. Lớp men răng bị bào mòn là lúc mà răng xuất hiện nhiều vấn đề và các bệnh lý. Khi có tác động đủ mạnh, răng dễ bị nứt, vỡ gây nguy hiểm đến tủy răng. Tủy răng là bộ phận không hồi phục, một khi viêm nhiễm sẽ chết dần. Các viêm nhiễm sẽ gây nên càng nhiều bệnh lý hơn. Tệ nhất là có thể dẫn đến hậu quả răng yếu, lung lay, mất răng. Như vậy câu trả lời cho câu hỏi trên là có thể không. Trên thực tế, nếu như không phải do thời gian, lão hóa tự nhiên thì răng cũng có thể mất do rất nhiều nguyên nhân như tai nạn, va chạm mạnh. Do đó, để giữ được răng nhằm đảm bảo chức năng ăn uống, chất lượng cuộc sống thì thực sự cần giữ gìn và chăm sóc răng kỹ lưỡng.
2. Nguyên nhân khiến người cao tuổi mất răng
Với người cao tuổi, có một số nguyên nhân gây mất răng có thể kể đến như:
– Hệ miễn dịch suy yếu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
– Loãng xương là một nguyên nhân gây mất răng
– Vệ sinh răng miệng kém
– Chất lượng cuộc sống kém, chế độ ăn thiếu canxi dễ khiến mất răng sớm. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công dễ hơn. Phụ nữ là đối tượng dễ thiếu canxi dẫn đến mất răng.
– Đeo răng giả lâu dài là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh răng miệng
3. Mất răng ảnh hưởng như thế nào đến người cao tuổi?
Mất răng quả là cơn ác mộng không riêng gì với người cao tuổi mà ngay cả với người trẻ tuổi. Tuy nhiên, người cao tuổi lại là đối tượng yếu hơn, dễ tổn thương hơn. Mất răng ảnh hưởng đến quá trình ăn uống sẽ khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Một số ảnh hưởng đáng kể khác không thể bỏ qua như:
– Móm, má hóp
– Người ở tuổi trung niên mất răng sớm sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt
– Mất răng đem đến nguy cơ tiêu xương hàm
– Răng yếu, mất răng khiến nhai kém, ăn kém, đồ ăn tiêu hóa khó, khiến cơ thể thiếu dưỡng chất, sức khỏe suy yếu
– Xô lệch các răng bên cạnh, mỏi hàm, đau đầu
4. Vấn đề răng miệng mà người cao tuổi dễ gặp
Những vấn đề răng miệng mà người cao tuổi thường gặp ngoài mất răng có thể kể đến như:
– Sâu răng gây đau đớn
– Răng nhạy cảm hơn khi về già
– Khô miệng làm hỏng răng và gây mùi khó chịu
– Bệnh nha chu xuất hiện do các nguyên nhân: vấn đề vệ sinh, ăn uống kém lành mạnh, bệnh toàn thân như tiểu đường, hút thuốc, dùng thuốc,…
5. Lưu ý chăm sóc răng miệng
Các vấn đề răng miệng xảy ra phần lớn là do vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Răng không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ là ổ cho vi khuẩn phát triển gây hại. Cũng vì những ảnh hưởng tiêu cực như đã đề cập, việc chăm sóc răng miệng cho người lớn tuổi lại càng trở nên cần thiết.
– Người cao tuổi thường ăn ít hơn, có các dấu hiệu chán ăn, ăn kém, dẫn đến không đủ chất, ảnh hưởng tới răng miệng. Nên xây dựng chế độ ăn bổ sung vitamin và khoáng chất, ăn uống đầy đủ nhưng tránh chất béo từ động vật. Ngoài ra nên bổ sung các loại hoa quả, trái cây có tác dụng làm sạch khoang miệng.
– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách: đảm bảo chải răng đúng cách 2 lần/ngày. Sau mỗi bữa ăn có thể chải răng hoặc súc miệng làm sạch khoang miệng, góp phần đánh bay, làm mềm các mảng bám.
– Theo dõi sức khỏe răng miệng cùng bác sĩ: người cao tuổi cần chăm sóc răng miệng kỹ càng và kịp thời. Bởi các bệnh lý xảy ra ở người cao tuổi thường có tốc độ tiến triển nhanh hơn. Bởi vậy, để chăm sóc răng cho người cao tuổi tốt thì nên thăm khám đều đặn mỗi 6 tháng hoặc dày hơn nếu tình trạng răng vốn đã yếu.
– Phục hình và xử lý kịp thời khi có dấu hiệu bất thường: khi răng có dấu hiệu như nứt vỡ, mẻ răng thì cần tiến hành điều trị, phục hình kịp thời. Đặc biệt, với trường hợp mất răng thì càng cần xử lý kịp thời tránh việc răng bị xô lệch. Một cách khắc phục tình trạng mất răng ở người cao tuổi an toàn và có độ bền cao đó chính là cấy răng Implant.
Răng có thể đồng hành suốt đời nếu chăm sóc răng miệng đúng cách. Vì vậy, đừng để đến khi muộn rồi mới lo tìm cách chữa và khắc phục bệnh lý, ngay từ hôm nay hãy quan tâm tới sức khỏe răng miệng hơn. Mỗi 6 tháng hãy đi khám nha khoa để sớm phát hiện các bệnh lý nếu có. Lựa chọn Nha khoa Thu Cúc TCI đồng hành, cho hàm răng luôn sáng khỏe. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao luôn sẵn sàng đồng hành điều trị bệnh lý và thực hiện các kỹ thuật răng thẩm mỹ đảm bảo an toàn.