Chăm sóc răng cho trẻ nhỏ đừng chủ quan bỏ qua thời kỳ đầu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ em thường có thói quen ăn ngọt, tiêu thụ nhiều bánh kẹo. Nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh cũng là những món khoái khẩu của trẻ em. Nhưng vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng lại hầu như ít được quan tâm. Chăm sóc răng miệng kém chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng và các bệnh nha chu ở trẻ. Những bệnh lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của hàm răng trưởng thành của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến vấn đề chăm sóc răng cho trẻ nhỏ ngay từ những năm tháng đầu đời.

Lưu ý khi chăm sóc răng cho trẻ nhỏ

Bố mẹ hãy đồng hành cùng con trong việc vệ sinh răng miệng.

1. Những thói quen nào gây hại cho răng?

1.1. Bú bình ban đêm

Rất nhiều em bé có thói quen bú đêm. Bố mẹ cũng không quá khắt khe về vấn đề này, thậm chí nhiều người còn tăng cữ ăn cho con mong con ăn tốt, tăng cân, mập mạp mũm mĩm. Nhưng bú bình ban đêm lại đem lại nhiều tác hại hơn bố mẹ nghĩ rất nhiều. Ngoài việc tăng nguy cơ bị sặc sữa, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, bú bình đêm còn tăng nguy cơ sâu răng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Sữa bám lại trên răng, lưỡi, trong khoang miệng cả đêm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trong khi ngủ, lượng nước bọt cũng tiết ít hơn gây khô miệng. Các bệnh lý răng miệng có thể cản trở quá trình mọc răng, thay răng và ảnh hưởng đến cả hàm răng trưởng thành. Nghiêm trọng hơn, nếu trẻ bú bình, ngậm ti giả quá lâu sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm, xương và khiến răng mọc lệch lạc.

1.2. Ăn nhiều bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt

Bánh kẹo, nước ngọt, nước có gas là kẻ thù của răng miệng. Đồ ăn, nước uống nhiều đường sẽ sản sinh ra các axit có hại, làm mòn men răng, gây hại đến răng, khiến trẻ dễ sâu răng hơn. Nếu trẻ chưa thay răng, các răng sữa có nguy cơ bị sún, hỏng. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình thay răng, khiến trẻ thay răng chậm hơn. Nếu ngà răng bị tổn thương, sẽ tăng nguy cơ viêm tủy, lúc này các cơn đau răng là cực kỳ khó chịu. Trẻ có thể bỏ ăn, chán ăn do đau đớn. Với tần suất tiêu thụ kẹo bánh quá nhiều và dày đặc, các lỗ sâu răng dần hình thành và lớn dần. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn, sữa sẽ đọng lại nơi này, tích tụ vi khuẩn, gây hôi miệng và làm trầm trọng tình trạng viêm nhiễm.

1.3. Ăn ngậm, ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh

Đồ ăn, đồ uống quá nóng, lạnh có thể khiến răng trẻ nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt, đau nhói thoáng qua do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Bên cạnh đó, thói quen cắn bút, cắn móng tay, cắn ngậm dị vật cũng gây hại không nhỏ. Nướu của trẻ dễ bị tổn thương, chảy máu, tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công chân răng, gây bệnh về nướu.

Bố mẹ cần chú ý gì khi chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ?

Đồ ăn nhanh, ngọt, nhiều tinh bột là nguyên nhân gia tăng nguy cơ sâu răng.

1.4. Nghiến, cắn răng

Trẻ mắc chứng nghiến răng, có thói quen cắn răng sẽ bị ảnh hưởng đến hệ thống ăn nhai, khớp thái dương hàm,… Nếu tình trạng này quá nặng, trẻ có thể bị vỡ men bờ cắn hoặc mòn răng, viêm nướu.

Ngoài ra, còn có rất nhiều thói quen xấu khác sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng trẻ: chống cằm, thở bằng miệng, ngậm đồ ăn lâu, đẩy lưỡi,… Để con có thể từ bỏ, chấm dứt những thói quen xấu, bố mẹ cần đồng hành và kiên trì cùng trẻ. Các con còn nhỏ nên chưa thể nhận thức được tác hại của những thói quen đó, nên bố mẹ cần tìm hiểu và tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ để sớm can thiệp, giữ cho con hàm răng chắc khỏe.

2. Hướng dẫn chăm sóc răng cho trẻ nhỏ

– Với trẻ dưới 1 tuổi: trẻ sơ sinh cho đến dưới 1 tuổi vẫn cần được vệ sinh răng miệng. Bố mẹ có thể sử dụng gạc mềm, dụng cụ chuyên dụng vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng. Chú ý vệ sinh cả phần lưỡi của trẻ.
– Trẻ từ 1 – 2 tuổi: vẫn sử dụng gạc mềm và bàn chải nhỏ, mềm để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Khi này, bố mẹ nên sử dụng nước ấm hoặc nước muối pha loãng.
– Trẻ từ 3 – 6 tuổi: trẻ đã bắt đầu bước vào giai đoạn thay răng, lúc này bố mẹ có thể dạy cho trẻ cách tự chải răng nhưng vẫn cần giám sát trẻ thực hiện mỗi ngày để xây dựng thói quen tốt và đảm bảo trẻ thực hiện đúng
– Trẻ từ 6 tuổi trở lên: tiếp tục kiểm tra việc vệ sinh răng miệng, con có thể dùng nhiều loại kem đánh răng khác nhau, phù hợp với răng nướu. Chú ý không nên dùng chung kem đánh răng với bố mẹ. Có thể tập cho trẻ thói quen dùng nước súc miệng để vệ sinh răng miệng tốt hơn.

3. Nguyên tắc và chú ý khi chăm sóc răng cho trẻ nhỏ

Trong khi chăm sóc răng cho trẻ nhỏ, bố mẹ nên chú ý:
– Động tác chải răng: giữ độ nghiêng vừa phải, chải theo chiều dọc, xoáy tròn sẽ giúp vệ sinh sạch hơn và bảo vệ nướu răng tốt hơn. Hướng dẫn trẻ chải cả mặt trong mặt ngoài của răng.
– Sử dụng nước ấm để vệ sinh răng miệng cho trẻ
– Đồng hành để tạo hứng thú vệ sinh cá nhân cho con. Có thể sử dụng dụng cụ có hình nhân vật hoạt hình mà con thích. Sử dụng các miếng dán trang trí góc vệ sinh răng. Thay đổi nhiều loại kem đánh răng khác nhau, có vị con thích.
– Đảm bảo con không, hạn chế nuốt kem đánh răng dù đó là loại được nuốt
– Khéo léo lồng ghép các bài học, so sánh hàm răng được chăm sóc và không được chăm sóc
– Tập cho bé thói quen đánh răng ở các khung giờ cố định, mỗi sáng và tối
– Cho trẻ khám nha khoa định kỳ sớm phát hiện các bệnh lý nếu có
– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, nước có gas, đồ ăn nhanh,…

Khám nha khoa giúp chăm sóc răng cho trẻ nhỏ tốt hơn.

Hãy đưa bé đến gặp nha sĩ định kỳ để bảo vệ răng tốt hơn.

Trên đây là những thông tin giúp các bậc phụ huynh tham khảo trong việc chăm sóc và vệ sinh răng cho trẻ nhỏ. Lliên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ và đặt lịch khám nhanh chóng. Khoa Nhi Thu Cúc TCI đảm bảo khám chữa bệnh hạn chế kháng sinh, bảo vệ con yêu toàn diện. Con được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn. Bố mẹ sẽ được hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo 24/7.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital