Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa sau mổ

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa sau mổ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe. Người nhà có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để biết cần lưu ý những gì về chế độ ăn uống, vận động, thuốc men để chăm sóc chu đáo cho người bệnh sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa.

1. Phẫu thuật viêm ruột thừa như thế nào?

Phẫu thuật viêm ruột thừa là phương pháp điều trị chính. Nếu ruột thừa chưa bị vỡ có thể tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp nội soi, còn ruột thừa đã bị vỡ giải phóng ổ viêm  ra ổ bụng thì cần tiến hành mổ mở. Phương pháp phẫu thuật qua nội soi hiện đang được ưa chuộng do hồi phục nhanh và thẩm mỹ hơn so với mổ mở. Thời gian nằm viện bao lâu phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng thể chất và các vấn đề y tế khác. Thông thường nếu không có biến chứng, người bệnh thường nằm lại viện để theo dõi từ 1- 3 ngày. Trường hợp ruột thừa bị vỡ hoặc hoại tử thì thời gian nằm viện có thể là 7 ngày hoặc lâu hơn.

Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa sau mổ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe.

Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa sau phẫu thuật có vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe.

2. Cần lưu ý gì khi chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa sau mổ?

2.1 Về vận động

Vào ngày tiếp theo sau khi can thiệp phẫu thuật, cho bệnh nhân ngồi dậy, đi lại vài bước nhẹ nhàng trong bệnh viện.  Mặc dù việc đi lại lúc này có thể khiến nhiều người cảm thấy đau đớn nhưng lại rất cần thiết để tránh biến chứng liệt ruột và viêm phổi.

Vào ngày tiếp theo , cho bệnh nhân viêm ruột thừa sau mổ ngồi dậy, đi lại vài bước nhẹ nhàng trong bệnh viện.

Vào ngày tiếp theo sau khi can thiệp phẫu thuật, cho bệnh nhân ngồi dậy, đi lại vài bước nhẹ nhàng trong bệnh viện.

2.2 Chế độ ăn uống

hi chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa sau mổ cần hết sức chú ý về chế độ ăn uống. Để giữ cho đường tiêu hóa nghỉ ngơi, bệnh nhân sẽ không được ăn uống gì trong vòng 24 giờ đồng hồ đầu tiên sau khi cắt bỏ ruột thừa. Sau đó dần dần có thể cho người bệnh uống một ít nước, tiếp đến là thức ăn dạng lỏng rồi thức ăn dạng đặc, cho tới khi người bệnh có thể ăn uống bình thường trở lại.

2.3 Thuốc của bệnh nhân viêm ruột thừa sau mổ

Bệnh nhân thường được tiêm truyền tĩnh mạch các dung dịch thuốc kháng sinh trong quá trình phẫu thuật và tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh cho đến ngày sau phẫu thuật. Nếu ruột thừa bị vỡ, bệnh nhân sẽ cần phải dùng kháng sinh trong một tuần hoặc nhiều hơn.

2.4 Sinh hoạt

Hoạt động nhẹ tại nhà được khuyến khích sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể quay trở lại các hoạt động bình thường, hẳng hạn như tắm, lái xe, đi bộ lên cầu thang, làm việc trong vòng một vài ngày. Tuy nhiên những trường hợp phải dùng thuốc gây mê để giảm đau không nên lái xe.

Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường đối với bệnh nhân viêm ruột thừa sau mổ như sốt, đau, vết rạch bị sưng đỏ...

Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường như sốt, đau, vết rạch bị sưng đỏ…

Cần thông báo ngay cho bác sĩ khi có các triệu chứng sau:

– Sốt

– Càng ngày càng cảm thấy đau

– Vùng da quanh chỗ rạch bị sưng, đỏ

– Vết rạch rất nóng khi chạm vào

– Có chất dịch tiết ra từ vết rạch

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital