CEA người bình thường là bao nhiêu?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

CEA là protein được tìm thấy trong mô của một bào thai phát triển trong tử cung. Nồng độ của loại protein này thường bị mất đi sau khi đứa trẻ ra đời. Vậy ở người trưởng thành thì sao? CEA người bình thường là bao nhiêu và làm gì khi CEA cao?

1. CEA là gì?

CEA là viết tắt của kháng nguyên carcinoembryonic. CEA được tìm thấy trên bề mặt của một số tế bào. Đây là một loại glycoprotein được sản xuất bởi các tế bào của đường tiêu hóa trong quá trình phát triển phôi thai. Nồng độ của loại protein này thường bị mất đi sau khi em bé ra đời.

CEA người bình thường là bao nhiêu

CEA là protein được tìm thấy trong mô của một bào thai phát triển trong tử cung.

2. CEA người bình thường là bao nhiêu?

CEA người bình thường giới hạn từ 0 – 2.5mcg trong 1 lít máu (mcg/L). CEA có thể cao trong các trường hợp:

  • Người hút thuốc: nồng độ CEA tăng có thể tăng giới hạn bình thường đến 5 mcg/L.
  • Người đã được điều trị ung thư: nếu một thời gian ngắn, nồng độc CEA cao, rất có thể có nghĩa là ung thư đã tái phát.
  • Người bị ung thư vú, ung thư hệ sinh dục và tiết niệu, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến giáp.
CEA người bình thường là bao nhiêu

CEA có thể tăng cao ở các bệnh nhân ung thư đại tràng

  • Người mắc các bệnh lý như: viêm túi mật, xơ gan và bệnh gan khác, viêm túi thừa, nghiện thuốc lá, bệnh lý viêm nhiễm ở ruột như viêm loét đại tràng, viêm phổi, viêm tụy, loét dạ dày, suy giáp, viêm khớp dạng thấp…

Lưu ý: giá trị của xét nghiệm CEA mang tính định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị. CEA tăng không đồng nghĩa là bệnh nhân bị ung thư vì như trên đã đề cập, có rất nhiều bệnh lý không phải ung thư nhưng vẫn có nồng độ CEA tăng… Ngược lại CEA bình thường cũng không loại trừ khả năng bị ung thư vì có tới 30-50% các bệnh nhân ung thư dạ dày, ruột, vú, phổi, tuyến tuỵ… nhưng nồng độ CEA vẫn không cao. Xét nghiệm CEA là xét nghiệm có giá trị để theo dõi điều trị, đặc biệt với các bệnh nhân trước khi điều trị có nồng độ CEA cao.

3. Làm gì khi CEA cao?

Nếu kết quả xét nghiệm CEA tăng, bạn đọc không nên lo lắng quá. Cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn. Dựa vào thăm khám lâm sàng cùng các kết quả xét nghiệm trước đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và chỉ định các xét nghiệm bổ sung như: nội soi đại tràng, dạ dày, chụp X quang phổi…

CEA người bình thường là bao nhiêu

Khi có kết quả nồng độ CEA cao, cần gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết

Xét nghiệm CEA được cho thấy là có hiệu quả trong phát hiện sớm ung thư đại trực tràng. Các khối u nhỏ ở giai đoạn sớm sẽ có nồng độ CEA bình thường hay thấp, trái lại khi bệnh ở giai đoạn nặng hay có di căn thường thấy có tăng nồng độ CEA. Trong trường hợp khối u đã được xác định, định lượng CEA cho phép theo dõi tiến triển của bệnh lý khối u và đáp ứng với điều trị. Tất cả các gia tăng nồng độ CEA sau điều trị phẫu thuật cắt bỏ u cần phải tiến hành tìm kiếm tình trạng u tái phát tại chỗ hay đã di căn ở xa.

—>>> Tham khảo: triệu chứng ung thư đại tràng

Nhằm giúp phát hiện sớm ung thư đại trực tràng, tăng cơ hội điều trị hiệu quả, hiện nay Bệnh viện Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng gói tầm soát ung thư đại trực tràng , bao gồm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm CEA, CA 19-9, nội soi đại trực tràng, siêu âm ổ bụng… Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch tầm soát, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92/ hotline 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital