Cắt tử cung có còn kinh nguyệt không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Cắt tử cung là một loại phẫu thuật giúp chị em điều trị một số bệnh phụ khoa. Tử  cung là một trong những cơ quan sinh sản quan trọng nhất của chị em, vậy khi cắt tử cung có còn kinh nguyệt không?

Cắt tử cung là gì?

Trước hết, chị em cần nắm được khái niệm cắt tử cung là gì. Đây là một thủ thuật thường được thực hiện trong điều trị u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ  tử cung và nếu cần thiết còn còn cắt bỏ các phần khác trong hệ thống sinh sản của bệnh nhân.

Phẫu thuật cắt tử cung không phải là lựa chọn điều trị đầu tiên cho những bệnh kể trên. Nếu chị em đã trải qua nhiều phương pháp điều trị mà không có tác dụng thì cuối cùng mới dùng đến cắt tử cung. Trên thực tế, cắt tử cung là một loại phẫu thuật tự chọn, trừ khi nó được chỉ định trong điều trị ung thư hoặc xuất huyết nặng mà không còn cách chữa trị nào khác.

Cắt tử cung là phương pháp dùng để điều trị một số bệnh phụ khoa hoặc ung tư tử cung, cổ tử cung.

Cắt tử cung là phương pháp dùng để điều trị một số bệnh phụ khoa hoặc ung tư tử cung, cổ tử cung.

Theo ghi nhận của nhiều nghiên cứu thì cắt tử cung thường cải thiện chất lượng cuộc sống cho hầu hết chị em. Sau khi tiến hành thủ thuật thì các triệu chứng đau đớn do những bệnh phụ khoa mang lại sẽ biến mất. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp cảm thấy tồi tệ hơn sau khi cắt tử cung và cảm thấy hối hận vì lựa chọn phương pháp điều trị này,

Xem ngay:Nguy hiểm khi tắc kinh ở tuổi dậy thì

Cắt tử cung có còn kinh nguyệt không?

Đây là thắc mắc chung của rất nhiều chị em khi cân nhắc có nên làm phẫu thuật cắt tử cung hay không. Trước hết, kinh nguyệt xảy ra khi có sự bong tróc niêm mạc tử cung do thay đổi nội tiết tố liên quan đến trứng không được thụ tinh.

Đây là mô hình cơ quan sinh sản của phụ nữ gồm tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng...

Đây là mô hình cơ quan sinh sản của phụ nữ gồm tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng…

Có rất nhiều hình thức cắt tử cung khác nhau, cắt toàn bộ hoặc chỉ cắt một phần tử cung.

Cắt toàn bộ tử cung: cả tử cung và cổ tử cung sẽ bị cắt bỏ. Loại phẫu thuật này đòi hỏi thời gian thực hiện nhiều hơn nhưng quá trình hồi phục lại nhanh hơn. Đây cũng là loại phẫu thuật được lựa chọn nhiều hơn bởi cả cổ tử cung sẽ bị cắt bỏ, loại bỏ nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Ngoài ra còn một kiểu phẫu thuật nữa là bác sĩ sẽ cắt toàn bộ tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng của người bệnh.

Cắt một phần tử cung: phần tử cung bị loại bỏ nhưng cổ tử cung vẫn được giữ lại. Loại phẫu thuật này sẽ giữ lại cấu trúc âm đạo nguyên vẹn hơn sau phẫu thuật, do đó, trải nghiệm tình dục của bệnh nhân sau khi hồi phục sẽ tốt hơn.

Cắt tử cung có còn kinh nguyệt không

Có 4 hình thức cắt tử cung cơ bản.

Cắt tử cung triệt để: tử cung và các mô xung quanh đều bị cắt bỏ, bao gồm cả ống dẫn trứng, một phần của âm đạo, buồng trứng, tuyến bạch huyết và các mô mỡ.

Tất cả các thủ thuật kể trên đều cắt bỏ tử cung, do đó người bệnh sẽ không còn niêm mạc để bong ra và không có kinh nguyệt nữa. Nhưng đôi khi bệnh nhân vẫn chảy máu sau phẫu thuật. Máu này khác hoàn toàn với máu kinh nguyệt bởi đó là máu tươi do vết thương chưa lành mà thôi.

Nếu chị em bị chảy máu sau khi cắt tử cung kéo dài thì cần liên hệ với bác sĩ ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Tìm hiểu:Chậm kinh 4 ngày thử que 1 vạch, là do đâu?

Sau khi cắt tử cung, chị em sẽ trải qua quá trình mãn kinh phẫu thuật, do đó không có kinh nguyệt nữa.

Sau khi cắt tử cung, chị em sẽ trải qua quá trình mãn kinh phẫu thuật, do đó không có kinh nguyệt nữa.

Đối với những trường hợp phẫu thuật tử cung và cắt cả buồng trứng thì sau đó, cơ thể sẽ trải qua quá trình mãn kinh phẫu thuật. Chị em sẽ gặp những cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác. Do đó, dù cắt toàn bộ hay cắt tử cung bán phần cũng không còn kinh nguyệt nữa.

Sau khi phẫu thuật cắt tử cung chị em cũng không thể mang thai sinh con được nữa. Vì vậy, trước khi quyết định tiến hành thủ thuật, chị em cần phải cân nhắc rất kỹ. Nếu các phương pháp điều trị khác đều không có tác dụng, chị em cũng không muốn sinh con nữa thì hãy làm loại phẫu thuật này.

Tin liên quan

  • Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không
  • Mơ thấy máu kinh nguyệt khi mang thai là điềm báo gì
  • Những biểu hiện máu kinh nguyệt bất thường chị em cần lưu ý

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital