Viêm bao quy đầu ở trẻ em: Bố mẹ cần hết sức cảnh giác

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm bao quy đầu là bệnh lý ở nam giới, không chỉ người trưởng thành mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải. Viêm bao quy đầu khiến trẻ đau đớn. Trẻ viêm bao quy đầu, nếu không được điều trị kịp thời, có thể vô sinh trong tương lai. Chính vì vậy, bố mẹ cần hết sức cảnh giác với viêm bao quy đầu ở trẻ em.

1. Khái niệm

Bao quy đầu là phần da bao quanh đầu dương vật. Khi bao quy đầu tụt xuống, đầu dương vật cùng lỗ tiểu sẽ lộ diện. Viêm bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu nhiễm trùng, làm dương vật sưng, phù nề, đau đớn.

Bao quy đầu là phần da bao quanh đầu dương vật

Khi bao quy đầu tụt xuống, đầu dương vật cùng lỗ tiểu sẽ lộ diện

2. Nguyên nhân

Viêm bao quy đầu có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân. Cụ thể, những nguyên nhân đó là:

– Hẹp bao quy đầu: Ở trẻ sơ sinh, dương vật và bao quy đầu không tách rời mà gắn liền với nhau thành một thể thống nhất. Sự gắn liền này khiến cặn bã tích tụ, tạo điều kiện cho các tác nhân tiêu cực từ môi trường phát triển và gây nhiễm trùng bao quy đầu.

– Lộn bao quy đầu không đúng cách: Trẻ có bao quy đầu hẹp, chuyên gia khuyến cáo bố mẹ nên tự lộn (tách bao quy đầu khỏi đầu dương vật) cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, nếu bao quy đầu bị lộn sai cách, nó có thể rách và nhiễm trùng.

Viêm niệu đạo: Trẻ có thể bị viêm niệu đạo do một số thói quen sinh hoạt như uống ít nước, nhịn tiểu,… Viêm niệu đạo là nguyên nhân viêm bao quy đầu nhiều bố mẹ không biết. Lý do viêm niệu đạo có thể dẫn đến viêm bao quy đầu là vì bao quy đầu và lỗ tiểu nằm ngay cạnh nhau.

– Vệ sinh kém: Cũng khiến cặn bã ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,.. sinh sôi và gây nhiễm trùng bao quy đầu.

– Thói quen mặc quần áo: Như mặc quần áo quá chật, mặc quần áo của người khác,…

3. Dấu hiệu nhận biết

Khi viêm, bao quy đầu trẻ đỏ, sưng, đau, đặc biệt là đau khi đi tiểu, vì đau nên trẻ lười tiểu, lúc tiểu thì quấy khóc; trẻ hay sờ vào bao quy đầu mỗi khi tiểu; ngoài tiểu đau, trẻ còn có thể tiểu rắt, tiểu bí, ngứa vùng nhạy cảm và sốt.

Sốt là một dấu hiệu nhận biết viêm bao quy đầu ở trẻ em

Khi viêm bao quy đầu, trẻ có thể bị sốt

4. Biến chứng

Viêm bao quy đầu điều trị sớm, có thể biến mất hoàn toàn, không để lại di chứng. Ngược lại, nếu không được kịp thời điều trị, viêm bao quy đầu có thể diễn biến đến nhiều biến chứng như:

– Ung thư;

– Biến chứng thận – tiết niệu: Viêm đường tiết niệu, suy thận;

– Xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, liệt dương, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm ống tinh hoàn, vô sinh, hoại tử cơ quan sinh dục,…

5. Điều trị

Nếu nghi ngờ trẻ viêm bao quy đầu, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay để trẻ được thăm khám, chẩn đoán và điều trị khẩn cấp. Sau thăm khám và chẩn đoán, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ điều trị viêm bao quy đầu bằng một trong hai phương pháp: Nội khoa hoặc ngoại khoa.

5.1. Điều trị nội khoa viêm bao quy đầu ở trẻ em

Viêm bao quy đầu có thể được điều trị bằng: Thuốc chống viêm Hydrocortison 2,5%, thuốc làm se da (kẽm Oxyd, Calamine,…), thuốc kháng sinh (nhóm Cloramphenicol, Penicillin, Polymyxin,…). Ở mỗi trẻ, loại thuốc và lượng thuốc cụ thể sẽ do chuyên gia tính toán và quyết định.

Ngoài sử dụng thuốc, bố mẹ nên tuân thủ hướng dẫn vệ sinh cho trẻ như sau để tình trạng nhiễm trùng bao quy đầu không trầm trọng thêm:

– Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý 0,9%

– Bước 2: Kéo bao quy đầu ra khỏi dương vật rồi vệ sinh bao quy đầu bằng nước muối sinh lý đã chuẩn bị để loại bỏ bựa sinh dục. Thao tác vệ sinh phải nhẹ nhàng.

– Bước 3: Kéo bao quy đầu về lại dương vật

– Bước 4: Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh các vùng xung quanh dương vật: Tinh hoàn, hậu môn, bẹn,…

– Bước 5: Sử dụng khăn khô lau sạch nước muối.

Vệ sinh vùng kín cẩn thận cho trẻ bị viêm bao quy đầu

Vệ sinh cho trẻ cẩn thận bằng nước muối sinh lý

5.2. Điều trị ngoại khoa viêm bao quy đầu ở trẻ em

Điều trị ngoại khoa viêm bao quy đầu có 2 cách: Nong bao quy đầu và cắt bao quy đầu. Trong đó, nong bao quy đầu là phương pháp đơn giản đến mức bố mẹ có thể tự thực hện tại nhà. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy, bố mẹ vẫn nên để chuyên gia nong bao quy đầu cho trẻ thì hơn.

6. Phòng ngừa

Để phòng ngừa viêm bao quy đầu cho trẻ, bố mẹ nên:

– Vệ sinh vùng kín cho trẻ cẩn thận, đặc biệt là sau mỗi lần đi tiểu. Tuyệt đối không vệ sinh bằng cách sử dụng tăm hay xả nước trực tiếp, bởi bao quy đầu của trẻ rất non nớt và dễ bị tổn thương. Khi vệ sinh, lộn bao quy đầu cho trẻ để chất bẩn được loại bỏ hoàn toàn. Khi thực hiện, phải thao tác thận trọng, tránh làm tổn thưởng bao quy đầu và tránh làm trẻ đau.

– Cho trẻ mặc quần áo vừa vặn, không quá chật đồng thời cho trẻ mặc quần áo của trẻ, không mặc quần áo của người khác.

Phía trên là những thông tin hữu ích về viêm bao quy đầu. Hy vọng rằng với những thông tin đó, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước bệnh lý này, để trẻ phát triển khỏe mạnh có thể chất và tinh thần trong tương lai. Liên hệ ngay Thu Cúc TCI, nếu bố mẹ còn băn khoăn cần giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital