Cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Ngày nay, mặc dù kinh tế đã phát triển hơn rất nhiều, vấn đề chăm sóc trẻ em cũng được xã hội chú ý song tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn xảy ra. Đáng báo động là bên cạnh suy dinh dưỡng thể thấp còi thì trình trạng suy dinh dưỡng thể bụ có xu hướng gia tăng. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng và cha mẹ cần làm gì, hãy tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

1.Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng thực chất là tình trạng trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến cơ thể phát triển không cân bằng và toàn diện. Suy dinh dưỡng ở trẻ phổ biến là suy dinh dưỡng dạng thấp còi, nhẹ cân. Tuy nhiên ở những trẻ bụ bẫm cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm

1.1. Trẻ suy dinh dưỡng teo đét

Suy dinh dưỡng thể theo đét là dạng suy dinh dưỡng trẻ có thể chất không đạt chuẩn: chiều cao, cân nặng,.. bao gồm hai thể riêng biệt là nhẹ cân và thấp còi, cụ thể:

Suy dinh dưỡng nhẹ cân là tình trạng trẻ có cân nặng không đạt chuẩn. Suy dinh dưỡng nhẹ cân cho thấy cơ thể bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển cơ thể một cách đầy đủ. Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân có cơ thể gầy yếu, xanh xao và rất dễ ốm. Đây cũng là dạng suy dinh dưỡng phổ biến nhất, nhẹ nhất trong các thể suy dinh dưỡng ở trẻ.

Suy dinh dưỡng thể thấp còi là tình trạng cơ thể có chiều cao không đạt mức phát triển chuẩn. Trẻ thường thấp còi hơn bạn đồng lứa. Tình trạng này là hệ quả của việc trẻ thiếu dinh dưỡng trong một thời gian rất dài, thậm chí thiếu dinh dưỡng ngay từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ.

1.2. Suy dinh dưỡng thể bụ

Như đã đề cập trước đó, trẻ bụ bẫm không có nghĩa là trẻ không bị suy dinh dưỡng. Ngày nay, sự chăm sóc kỹ lưỡng của nhiều gia đình nhưng không chú trọng sâu vào thành phần dinh dưỡng và thói quen chơi trong nhà khiến nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng thể bụ.

Trẻ suy dinh dưỡng thể bụ có cơ thể bụ bẫm, tập trung vào thân hình bụ bẫm những chân tay lại nhỏ, kèm theo đó là lực trương của cơ bị giảm. Trẻ suy dinh dưỡng thể bụ liên quan trực tiếp tới thiếu vi chất và khoáng chất như các loại vitamin, muối khoáng, protid,…

Với trẻ suy dinh dưỡng thể bụ, tỷ lệ tử vong là rất lớn, quá trình điều trị cũng rất khó khăn. Chính bởi thế mà bác sĩ thường khuyến khích đưa trẻ đi thăm khám ngay từ khi có dấu hiệu.

1.3. Trẻ suy dinh dưỡng hỗn hợp

Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp là trẻ vừa gặp phải tình trạng phù, vừa bị teo đét vùng chân tay hoặc bộ phận nào đó. Đây là dạng suy dinh dưỡng rất nặng ở trẻ và cơ hội điều trị cũng rất khó khăn.

2. Phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Dù là suy dinh dưỡng ở thể nào thì đối với trẻ em cũng đều ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Chính vì thế việc cha mẹ chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện sớm những dấu hiệu của suy dinh dưỡng.

2.1. Theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ

Chiều cao là một trong những yếu tố giúp đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Chiều cao là một trong những yếu tố giúp đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em

Chiều cao và cân nặng là thước đo phản ảnh tương đối chính xác trẻ có phát triển bình thường hay không. Dựa vào bảng chiều cao cân nặng chuẩn đối với bé trai và bé gái theo từng độ tuổi được đưa ra bởi WHO, cha mẹ có thể đánh giá một cách tương đối sức khỏe của con mình.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tính toán chỉ số khối cơ thể BMI cho trẻ thông qua công thức:

Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức: BMI = w :(h x h).

Trong đó h là cân nặng (kg), h là chiều cao (kg). Nếu kết quả dao động trong khoảng từ 18.5 đến 24,9 thì trẻ có thể trạng bình thường. Nếu chỉ số này thấp hơn 18.5 cho thấy bé nhẹ cân và trên 24.9 cho thấy trẻ thừa cân. Kết quả ngoài khoảng chỉ số bình thường, thì cha mẹ đều cần đưa trẻ đi thăm khám để biết được vấn đề mà trẻ đang gặp phải.

2.2. Các dấu hiệu bất thường trên cơ thể

Ngoài cân nặng, một số biểu hiện sau đây cũng cảnh báo nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ:

-Trẻ biếng ăn, thường xuyên bỏ bữa.

– Cơ thể gầy còm hoặc chậm phát triên chiều cao hơn các bạn đồng lứa.

– Trẻ thường kém hoạt động do khi vận động mạnh thường nhanh mệt và dễ mất sức.

– Nước da xanh xao hoặc vàng.

– Mắt không được tinh anh.

– Ở suy dinh dưỡng thể phù, trẻ thường bị chướng bụng, phù ở mắt cá chân, da ít dàn hồi,…

3. Điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ

Điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ cần cả một quá trình kiên trì, đặc biệt với các trường hợp suy dinh dưỡng nặng thì thời gian điều trị khá kéo dài. Chính vì vậy khi nghi ngờ bất cứ dấu hiệu nào, cha mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám kịp thời. Thông qua việc khám dinh dưỡng, thực hiện xét nghiệm, phân tích vi chất và thăm khám lâm sàng,… bác sĩ sẽ kết luận chính xác nguyên nhân suy dinh dưỡng.

Kiểm tra cân nặng cho bé

Kiểm tra cân nặng cho bé

– Trường hợp trẻ mắc bệnh lý: nhiễm giun sán, mắc bệnh tiêu hóa, chứng kém hấp thụ,… thì việc điều trị khắc phục bệnh lý là quan trọng trước khi tập trung vào chế độ ăn uống.

– Chế độ ăn của trẻ: cần cân bằng và bổ sung đúng, đủ lượng chất cơ thể trẻ đang thiếu hụt. Không nên dồn mọi loại chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt với trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể bụ vì có thể gây nguy hiểm hơn cho trẻ.

– Chế độ vận động: khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng và tăng dần cường độ vận động đến khi đạt thể trạng bình thường thì duy trì thể dục thể thao đều đặn hằng ngày. Vận động giúp cơ thể được tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn một cách dễ dàng.

4. Phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ

Phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ em là biện pháp duy nhất để đẩy lùi hoàn toàn tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Để trẻ được phát triển toàn diện và đầy đủ nhất, các chuyên gia khuyến cáo:

– Trẻ em nên được thăm khám dinh dưỡng định kỳ để được định hướng về dinh dưỡng và vận động chuẩn nhất theo nhu cầu của cơ thể.

– Chế độ ăn nên cân đối chất dinh dưỡng và đa dạng giữa các loại thực phẩm.

– Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, tiếp xúc nhiều với ánh nắng buổi sáng để kích thích sản sinh vitamin D, hạn chế những hậu quả do ở nhà quá nhiều và thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Suy dinh dưỡng cho trẻ hoàn toàn có thể đẩy lùi khi cha mẹ đồng hành cùng con cái, thực sự quan tâm và chăm sóc trẻ đúng cách. Hi vọng những thông tin trên đây phần nào sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn chính xác và chủ động hơn về suy dinh dưỡng ở trẻ, đồng thời có định hướng chăm sóc tốt nhất cho con em của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital