[CẢNH BÁO] Số lượng trẻ nhỏ mắc bệnh Tay Chân Miệng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Số lượng trẻ nhỏ mắc bệnh Tay chân miệng tăng nhanh trong 2 tuần đầu tháng 07/2020. Các chuyên gia Nhi khoa cảnh báo: Bệnh tay chân miệng là dịch bệnh dễ lây lan, có nguy cơ bùng phát mạnh, cần kiểm soát và điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm đáng tiếc xảy ra cho bé.

Tình hình hình dịch bệnh tay chân miệng hiện nay

bệnh tay chân miệng tăng nhanh

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội, đầu năm 2020 đến nay Hà Nội ghi nhận 329 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Số lượng bệnh nhi nhập viện do bệnh tay chân miệng có dấu hiệu gia tăng mạnh vào 2 tuần đầu tháng 7.

Nhiều bệnh nhi buộc phải nhập viện vì bệnh đã có biến chứng, nếu không can thiệp kịp thời sẽ để lại di chứng đáng tiếc cho trẻ.

Tại bệnh viện Thu Cúc những ngày vừa qua, số lượng trẻ nhỏ đến khám và điều trị tay chân miệng có xu hướng gia tăng. Ở một số bệnh viện có chuyên khoa nhi khác, cũng tiếp nhận các ca bệnh tay chân miệng, có những bệnh viện cho biết một ngày tiếp nhận từ 10-15 trường hợp bệnh nhi đến khám và điều trị do mắc bệnh tay chân miệng.

Trong đó có một số trẻ nhỏ bắt buộc phải điều trị nội trú do phụ huynh chủ quan để bệnh tiến triển nặng, biến chứng nguy hiểm phỏng nước trên da, niêm mạc, ở lòng bàn tay, bàn chân, các dấu hiệu bệnh nặng như sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, trẻ li bì,… Nếu không được điều trị hay xử trí kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Lời khuyên từ chuyên gia cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi tại Hệ thống y tế Thu Cúc khuyên mẹ cần lưu ý những điều sau.

khám và điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng được phân loại gồm 4 mức độ như sau:

? Mức độ 1: các dấu hiệu ở da, niêm mạc bao gồm phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân hay ở các nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, mông, kèm theo nốt ở miệng thì bệnh nhi có thể điều trị tại nhà.

? Mức độ 2: bắt đầu có biến chứng ở thần kinh, tim mạch nhẹ với các biểu hiện: giật mình, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ; chân tay run, người run, ngồi không vững, đi loạng choạng…

? Mức độ 3: biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng, vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú, nhịp thở nhanh…

? Mức độ 4: xuất hiện triệu chứng sốc, phù phổi cấp, tím tái hoặc ngưng thở, thở nấc.

Khi thấy trẻ mắc bệnh từ mức độ 2 trở lên, phụ huynh cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ khám, tư vấn, điều trị kịp thời tránh để lại biến chứng nguy hiểm cho con.

Ở mức độ 1 mẹ nên cho con đến khám với bác sĩ chuyên khoa nhi để con được chẩn đoán đúng, có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả để không để lại biến chứng nguy hiểm cho con.

Dịch bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh, có nguy cơ bùng phát mạnh do tốc độ lây lan “chóng mặt” của loại virus gây bệnh này. Phụ huynh cần lưu ý và có biện pháp điều trị cũng như phòng bệnh tốt nhất cho con!

Phòng bệnh tay chân miệng cho bé bằng cách nào?

phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

  1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Đến chuyên khoa Nhi Thu Cúc – Khám và điều trị hiệu quả bệnh Tay chân miệng cho bé, không lo biến chứng!

dấu hiệu chân tay miệng

  • Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn ra làm việc như viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trungương,…
  • Khám tận tình, hạn chế kháng sinh, trẻ không sợ khám
  • Hệ thống máy móc, xét nghiệm, nội soi, chẩn đoán hình ảnh tân tiến
  • Cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ tiện nghi
  • Có khu vui chơi rộng rãi dành riêng cho trẻ
  • Chi phí hợp lý
  • Tổng đài chăm sóc khách hàng 24/7, đặt lịch khám nhanh
  • Phục vụ chu đáo và thanh toán BHYT

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital