Cảnh báo! Ăn mặn làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ ung thư

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Thói quen ăn mặn của không ít người Việt có thể kéo theo những hệ lụy nguy hiểm với sức khỏe như tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư đường tiêu hóa.

Muối là thực phẩm vô cùng quý giá, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Hằng ngày lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như mồ hôi, đi tiểu, nước mắt… Tuy nhiên, khi bù đắp sự thiết hụt này, do muối khá rẻ và dễ tạo hương vị đậm đà cho món ăn nên mọi người thường có thói quen sử dụng khá nhiều. Bạn có biết, thiếu muối có thể mắc nhiều bệnh lý, tuy nhiên, thừa muối cũng có thể dẫn tới nhiều hệ lụy?

Ăn mặn làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ ung thư

Muối là thực phẩm vô cùng quý giá, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người.

Ăn mặn làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ ung thư
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gram muối trên/ ngày. Tuy nhiên, theo điều tra năm 2015 cho thấy mức tiêu thụ muối trung bình của mỗi người Việt khoảng 9,4 gram muối.

Nguyên nhân khiến cho người Việt Nam ăn mặn thường là:

  • Do thời tiết khí hậu nhiệt đới nắng nóng, người dân lao động ra nhiều mồ hôi nhiều mất muối vì ăn mặn để bù lại lượng muối đã mất.
  • Do thói quen ăn mặn từ nhỏ
  • Do điều kiện kinh tế khó khăn người dân ăn phải ăn mặn để tiết kiệm chi phí.

Ăn mặn không chỉ ảnh hưởng tới huyết áp mà còn gây ứ muối tại tim gây hại cho sức khỏe tim mạch, thận, sỏi thận, thưa xương… Đặc biệt, với người bị tăng huyết áp ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ bị suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, vỡ mạch máu não tử vong sau 1-2 phút.

Ăn mặn làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ ung thư

Ăn mặn ảnh hưởng lớn tới huyết áp

Không chỉ gây hại cho tim mạch, ăn mặn còn tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa trong đó có ung thư dạ dày và đại trực tràng.

Thói quen ăn mặn quá 5gram/ ngày làm tan các chất nhầy phủ trên niêm mạc dạy dày. Điều này khiến cho các chất gây ung thư có trong thức ăn tiếp xúc trực tiếp với các tế bào niêm mạc gây ra tổn thương các tế bào. Quá trình ăn mặn diễn ra trường diễn sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và đại trực tràng.
Cách giảm muối trong chế độ ăn
Mỗi ngày lượng muối cần thiết của một người lớn trung bình là 4,2 g, tối thiểu là 1,5 g. Trẻ em sẽ cần lượng muối ít hơn. Để giảm muối trong chế độ ăn uống hàng ngày, cần lưu ý:

    • Pha loãng bát nước mắm của mình trước khi ăn
    • Ưu tiên chọn các thực phẩm tươi thay vì các thực phẩm chế biến sẵn. Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.
    • Luộc, hấp thay cho các món kho, rim, rang.
    • Thay thế muối bằng cách dùng rau thơm, gia vị, nước ép trái cây và nước cốt chanh kết hợp cùng với dầu ô liu để tăng hương vị cho món ăn.
  • Ăn mặn làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ ung thư

    Tăng cường luộc, hấp thay cho các món kho, rim, rang.

    • Không cho quá nhiều muối, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.
    • Tránh lạm dụng quá nhiều mì chính vì trong thành phần của nó có chứa natri (tương tự thành phần chính của muối ăn).
    • Sử dụng các gia vị khác (tiêu, ớt, chanh…) để ăn ngon hơn mà không cần dùng nhiều muối.

Theo các chuyên gia, cần hạn chế hậu quả của việc ăn mặn tới cơ thể bằng cách chú ý từng loại thực phẩm mà bạn và những người xung quanh sử dụng hằng ngày.

Hãy chủ động : tầm soát ung thư định kỳ

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital