Cần lưu ý gì khi bị nhọt?nhiễm khuẩn huyết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Mụn và nhọt là hai bệnh lý khác nhau nhưng dễ nhầm lẫn. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng không nên coi thường vì nó có thể dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.

1. Mụn và nhọt – hai bệnh lý khác nhau

Các loại mụn thường là mụn trứng cá, bọc trứng cá hay sần trứng cá hay gặp ở những thanh niên dậy thì

Các loại mụn thường là mụn trứng cá, bọc trứng cá hay sần trứng cá hay gặp ở những thanh niên dậy thì

Theo các chuyên gia y tế mụn và nhọt là hai bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn cho rằng hai bệnh là một và thường xem nhẹ việc điều trị, dẫn tới những hệ quả không đáng có.

Các loại mụn thường là mụn trứng cá, bọc trứng cá hay sần trứng cá hay gặp ở những thanh niên dậy thì. Mụn cũng có thể có mủ.

Tuy nhiên nhọt là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có khối trắng ở giữa (mủ). Nhọt có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên thường gặp nhất là ở trẻ em, người già, người có cơ địa nhạy cảm và một số người mắc bệnh tiểu đường. Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém, lao động nặng nhọc khiến bạn ra mồ hôi nhiều, da cũng bị xước do gãi khiến tụ cầu, liên cầu có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến hoại tử lỗ chân lông, tạo ra nhọt.

Về mức độ nguy hiểm, nhọt cấp tính nguy hiểm hơn mụn rất nhiều. Biểu hiện ban đầu là những nốt đỏ nổi trên da sau đó lan rộng dần. Chỗ mọc nhọt da thường nóng, đỏ, sưng và đau. Vài ngày sau, trên nốt đỏ có đốm vàng, khi đốm vỡ có mủ chảy ra, ở giữa có ngòi. Đôi khi có hiện tượng viêm mạch bạch huyết hoặc nổi hạch xung quanh khu vực nhọt.

Tuy nhiên nhọt là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có khối trắng ở giữa (mủ).

Tuy nhiên nhọt là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có khối trắng ở giữa (mủ).

Nhọt thường có kích thước bằng hạt ngô, hạt đỗ, quả mận, thậm chí đôi khi còn bằng quả trứng gà, bên trong chứa nhiều mủ. Vị trí nhọt ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, mặt, tay, chân, bụng, ngực, mông.

Vi trùng gây nên nhọt dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng với các biểu hiện như mất ý thức, hôn mê, sốt cao, nói sảng….

Riêng mụn cũng có những bọc mủ nhưng thường là bệnh mạn tính, được đánh giá ít nguy hiểm hơn nhọt. Tuy nhiên, không ít trường hợp mụn bị nhiễm trùng, bội nhiễm phát triển thành nhọt. Trong quá trình nặn mụn nếu không cẩn thận, chúng ta cũng sẽ dễ bị nhọt.

2. Nguyên tắc xử trí khi bị nhọt

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi xuất hiện nhọt, tránh biến chứng nguy hiểm

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi xuất hiện nhọt, tránh biến chứng nguy hiểm

Khi bị nhọt, bạn không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chất đường ngọt bởi nhọt thường gặp ở những người có đường huyết cao. Đặc biệt, đường huyết càng cao, nguy cơ nhiễm trùng càng lớn. Bên cạnh đó người bệnh nên kiêng bia rượu và các chất kích thích khác.

Đặc biệt, người bị nhọt không được trực tiếp sờ, xoa, đặc biệt là tự ý chích. Bệnh nhân chỉ được bôi thuốc sát trùng như Betadine, cồn lode 3%, hoặc nước muối đặc bên ngoài kèm theo uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi nhọt có mủ và chuẩn bị vỡ ra tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế sát trùng các dụng cụ chích nhọt, sau đó điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhọt mới có thể khỏi.

Trong trường hợp nhọt to có sốt cao hay bị đinh râu, có nhiễm khuẩn, người bệnh phải sử dụng kháng sinh liều cao và được điều trị tại bệnh viện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital