Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà – Áp dụng đơn giản mà hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm loét dạ dày là loại bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến. Việc tìm hiểu về cách trị viêm loét dạ dày tại nhà được đông đảo mọi người quan tâm vì phương pháp này khá đơn giản và vẫn đạt được những hiệu quả tốt

1. Bệnh viêm loét dạ dày có thể được chữa khỏi không?

1.1. Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày dần bị tổn thương gây viêm, sưng. Khi tình trạng này kéo dài mà không được xử lý đúng cách, phần viêm, sưng sẽ hình thành nên những ổ loét trong niêm mạc và gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

1.2. Mức độ nguy hiểm mà viêm loét dạ dày gây ra

Bệnh viêm loét dạ dày phát triển ở 2 giai đoạn: cấp tính và mạn tính. Trường hợp viêm loét cấp tính thường không đáng lo ngại vì có thể tự khỏi sau 1-2 tháng nếu được xử lý kịp thời. Ngược lại, khi bệnh trở thành mạn tính và không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

– Thủng dạ dày.

– Xuất huyết tiêu hóa trên.

– Hẹp môn vị.

Ung thư dạ dày.

1.3. Giải đáp: Có thể chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày không?

Bệnh viêm loét dạ dày có thể được điều trị khỏi dứt điểm. Trong các trường hợp, bệnh được phát hiện sớm, mức độ bệnh nhẹ thì phương pháp điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều (thường là người bệnh có thể tự điều trị tại nhà), tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối.

Tuy nhiên, viêm loét dạ dày nếu để lâu, bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm (như phân tích bên trên) thậm chí là ung thư dạ dày. Lúc này việc điều trị trở nên khó khăn và rất phức tạp. Người bệnh có thể phải tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày, mức độ rủi ro cao và rất có khả năng không thể điều trị dứt điểm bệnh hoàn toàn.

Bệnh viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm loét dạ dày có thể được chữa dứt điểm nếu phát hiện sớm và tiến hành điều trị đúng cách.

2. Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà được áp dụng khi nào?

Khẳng định đầu tiên được đưa ra đó là, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào để tiến hành tại nhà vì điều này rất dễ gây ra những hệ quả khôn lường và mức độ rủi ro cao, bệnh tình có thể trở nặng nhanh chóng.

Các trường hợp tiến hành điều trị tại nhà cần đảm bảo yêu cầu sau đây:

– Điều trị tại nhà chỉ được áp dụng trong các trường hợp bệnh được phát hiện sớm, tình trạng bệnh nhẹ, triệu chứng chưa nghiêm trọng.

– Người bệnh đã tiến hành thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ kết luận về bệnh tình và có chỉ định cùng hướng dẫn chi tiết việc điều trị bằng thuốc tại nhà.

–  Người bệnh cần đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu bác sĩ đưa ra, duy trì đúng thời gian điều trị, không tự ý dừng lại khi chưa có chỉ định.

– Với các trường hợp đặc biệt như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người có bệnh nền,.. cần tham khảo chi tiết ý kiến từ bác sĩ khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị tại nhà nào để đảm bảo tính an toàn.

– Trong trường hợp nhận thấy việc điều trị không mang lại hiệu quả hay có bất kỳ vấn đề phát sinh cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý đúng cách kịp thời.

Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà áp dụng khi nào?

Điều trị bệnh tại nhà cần thực hiện đúng theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ đưa ra.

3. Hướng dẫn điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả tại nhà

3.1. Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng thuốc

Người bệnh không tự ý mua thuốc mà cần thực hiện đúng theo đơn kê của bác sĩ dựa theo đúng tính trạng bệnh được chẩn đoán. Thông thường, các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày được sử dụng là:

– Thuốc kháng acid.

– Thuốc giảm tiết acid.

– Thuốc ức chế bơm proton.

– Thuốc tạo màng bọc nhằm tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ lớp niêm mạch dạ dày.

– Thuốc diệt vi khuẩn HP.

3.2. Sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng tốt trong điều trị viêm loét dạ dày

Việc sử dụng các thực phẩm có tác dụng trong điều trị bệnh có ưu điểm chung là yếu tố lành tính và an toàn cho người sử dụng. Một số loại thực phẩm hỗ trợ điều trị tốt bệnh viêm loét dạ dày có thể tham khảo như:

– Củ nghệ vàng, nghệ đen: Tinh bột nghệ có công dụng như là chống viêm, chống loét dạ dày tá tràng, giảm tiết dịch vị.

– Mật ong: Thành phần glucose oxidase của mật ong có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.

–  Nha đam: Nha đam có tác dụng giúp nhuận tràng và giảm tình trạng đầy hơi,…

– Gừng: Trong gừng chứa hợp chất phenolic giúp hạn chế sự kích ứng đường tiêu hóa, giảm tình trạng co thắt dạ dày, giảm tiết axit.

– Rễ cây cam thảo: Rễ cam thảo giúp cải thiện tốt tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây nên. Đồng thời gia tăng tiết nhầy trong dạ dày, hạn chế tối đa sự hình thành và phát triển của các ổ viêm loét.

Lưu ý, các loại thực phẩm trên đều mang tính chất điều trị lâu dài, không thể một sớm một chiều cho hiệu quả ngay mà cần kiên trì áp dụng. Đồng thời, người bệnh cần tham khảo kỹ về hướng dẫn sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, không thể lạm dụng các thực phẩm này để mang lại kết quả tốt nhất.

Thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Nghệ, mật ong, gừng, nha đam, rễ cam thảo là các thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà được người bệnh sử dụng.

3.3. Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà nhờ chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa, chính vì thế, chế độ ăn cũng như chế độ sinh hoạt đóng vai trò quyết định trong việc cải thiện tình trạng bệnh. Thực hiện các thói quen ăn uống và sinh hoạt sau đây sẽ rất tốt với người bệnh viêm loét dạ dày:

– Bổ sung đủ chất xơ từ trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.

– Ưu tiên đồ ăn mềm, đồ dễ tiêu hóa. Tránh các gia vị cay nóng và nhiều dầu mỡ.

– Ăn đủ bữa, đúng giờ.

– Bỏ thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích dưới mọi hình thức.

– Uống đủ nước và không dùng các đồ uống uống có cồn như rượu, bia.

– Tránh thức khuya.

– Tránh căng thẳng và lo âu, luôn giữ tinh thần thoải mái.

– Luyện tập thể dục thể thao điều độ và phù hợp với thể trạng bản thân.

3.4. Đừng quên tiến hành thăm khám đều đặn

Trong quá trình tự tiến hành điều trị tại nhà, người bệnh cần chủ động tái khám theo lịch hẹn bác sĩ đưa ra để có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh cũng như đánh giá về hiệu quả điều trị mang lại và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc theo đơn khoảng 2-4 tuần, và sau đó là lịch hẹn tái khám.

Trong trường hợp bệnh viêm loét dạ dày dù đã được điều trị ổn định, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lịch kiểm tra định kỳ 6-12 tháng/lần, để ngăn ngừa nguy cơ bệnh có thể tái phát.

Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả đem lại không cao. Để điều trị người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám với bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital