Cách trị mất ngủ ban đêm bạn nên biết

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Mất ngủ ban đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu các nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ về ban đêm và cách trị mất ngủ ban đêm hiệu quả.

1. Các nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị mất ngủ về ban đêm

1.1 Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nhiều người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, điều này rất nguy hiểm. Vì khi bạn bị ngưng thở khi ngủ từ 10-60s khiến não của bạn bị shock và tỉnh dậy, cơ thể phải thở “hổn hển” để nạp thêm oxy. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần trong đêm sẽ phá vỡ giấc ngủ của bạn, khiến giấc ngủ của bạn bị đứt quãng, ngủ không sâu giấc.

Nguy hiểm nhất là nếu ngưng thở lâu khi ngủ có thể khiến não bị thiếu oxy và lâu dần dẫn tới tổn thương các tế bào não vĩnh viễn, gây đột tử.

trị mất ngủ do ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây cản trở giấc ngủ, thậm chí có thể gây suy hô hấp nguy hiểm đến tính mạng.

1.2 Caffein          

Caffein là chất kích thích gây nghiện, chúng có tác dụng giúp bạn tỉnh táo để tập trung làm việc. Phải mất đến 8h thì những tác động của caffein mới không kích thích hệ thần kinh của bạn. Vì vậy, nếu sử dụng caffein gần buổi tối khi đi ngủ sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, cả đêm trằn trọc, mệt mỏi.

Một lời khuyên là bạn nên sử dụng cafe vào buổi sáng hoặc ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ, để không ảnh hưởng tới giấc ngủ.

1.3 Tình trạng bệnh lý

Nếu đang mắc các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, hen suyễn, bệnh về phế quản – phổi, bệnh thận,… chưa được kiểm soát và điều trị hiệu quả, thì đây là một trong những nguyên nhân chính gây khó ngủ, mất ngủ về đêm.

Bệnh không được điều trị hoặc kiểm soát hiệu quả sẽ biến chứng ngày càng nặng gây: khó thở, cao huyết áp, nóng trong người, mệt mỏi, đuối sức, mất ngủ, trầm cảm,… Cách trị mất ngủ ban đêm do yếu tố bệnh lý bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn và có phương pháp điều trị hiệu quả.

1.4 Rượu, bia

Rượu, bia là một chất kích thích hệ thần kinh, nếu lạm dụng có thể gây lú lẫn, hôn mê, nặng có thể dẫn đến tử vong. Người uống rượu có cảm giác buồn ngủ nhưng đây chỉ là cảm giác “ảo”, khi ngủ rất dễ bị giật mình tỉnh giấc, khó ngủ lại, khi ngủ dậy thường hay đau đầu, nhức mỏi người, suy giảm trí nhớ,…

Với những người hay bị thiếu ngủ hoặc mất ngủ cần tránh xa bia, rượu và các chất kích thích.

1.5 Ánh sáng từ tivi, điện thoại

Nhiều người trẻ hiện nay có thói quen xem tivi, điện thoại trước khi ngủ để dễ vào giấc ngủ. Nhưng thực chất việc tập trung vào màn hình tivi, điện thoại buổi tối khiến mắt bạn có cảm giác đau nhức mỏi và giảm thị lực (nhìn mờ), não bộ căng thẳng do phải tập trung khiến bạn bỏ qua cơn buồn ngủ. Ngoài ra, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại về lâu dài sẽ gây hại cho mắt, da và theo một số ý kiến thì sóng điện thoại cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến não bộ (vấn đề này còn đang được chứng minh).

Vì vậy, bạn không nên sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,… trước giờ đi ngủ ít nhất là 2 tiếng.

1.6 Sự căng thẳng

Lo âu, căng thẳng là yếu tố khiến não bộ phải làm việc liên tục không có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh gốc tự do. Nếu bạn hay suy nghĩ, thường xuyên lo lắng, căng thẳng khi ngủ sẽ dễ bị giật mình tỉnh giấc giữa đêm, cảm giác bồn chồn khó đi vào giấc ngủ, ngủ gà ngủ gật vào buổi sáng,…

Theo nghiên cứu, căng thẳng ngoài sản sinh các gốc tự do còn làm tăng tiết hormone cortisol gây hại cho thận và tuyến nội tiết.

trị mất ngủ do căng thẳng

thức khuya làm việc hoặc stress có thể khiến não bộ căng thẳng dẫn đến khó ngủ, mất ngủ.

2. Cách trị mất ngủ ban đêm bạn nên biết

2.1 Cách trị mất ngủ ban đêm: đừng kiểm tra đồng hồ

Nhiều người có thói quen mất ngủ thường xem đồng hồ xem mấy giờ. Tuy nhiên việc kiểm tra đồng hồ lúc này chỉ khiến bạn thêm lo lắng, suy nghĩ “tại sao lại tỉnh giấc vào giờ này”, điều này kích thích não trở nên tỉnh táo và hoạt động trở lại như lúc bạn đang làm việc điều này phá vỡ giấc ngủ của bạn.

2.2 Cách trị mất ngủ ban đêm: Ngồi yên thư giãn trong bóng tối

Nếu bạn đột nhiên bị mất ngủ giữa đêm đừng quá lo lắng, hãy ngồi dậy hoặc tìm một chỗ thật yên tĩnh, không quá sáng ngồi đó và thư giãn đầu óc, có thể bật một bản nhạc nhẹ để nghe.

Hãy cố gắng hít sâu, thở đều và thật thoải mái, khi cảm thấy bắt đầu buồn ngủ hãy trở lại giường và lúc nãy cơ thể bạn đã sẵn sàng cho một giấc ngủ sâu.

Và đừng vội bật điện thoại, tivi hay bật đèn sáng vì điều này có thể tác động trực tiếp đến thị lực (mắt của bạn) – ánh sáng đặc biệt là ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử phát ra gây ức chế hormone melatonin khiến bạn dễ tỉnh giấc.

2.3 Cách trị mất ngủ ban đêm: đừng làm mất nhiệt cơ thể

Nếu bị tỉnh giấc giữa đêm, đừng vội rửa mặt hay tắm vì điều này có thể làm mất nhiệt cơ thể khiến bạn tỉnh táo, dẫn đến mất ngủ. Bởi vốn dĩ khi chuẩn bị ngủ cơ thể bạn cần phải cung cấp đủ nhiệt, khi nhiệt độ cơ thể đủ sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Rửa mặt hay tắm,… sẽ càng khiến cơ thể tỉnh táo hơn và không thể ngủ tiếp được.

cách trị mất ngủ ban đêm hiệu quả không dùng thuốc

Mất ngủ bạn đêm đừng vội đi rửa mặt vì đây là hoạt động khiến bạn bị mất nhiệt dễ khiến cơ thể tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ tiếp.

2.4 Ngửi tinh dầu thảo dược và bấm huyệt ở tai

Việc ngửi mùi tinh dầu thảo dược sẽ giúp bạn thư giãn, thoải mái, dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ chà xát vào đỉnh tai, nơi có một lỗ lõm gần khuôn mặt để kích thích huyệt an miên (huyệt ngủ) nằm ở tai.

2.5 Cách trị mất ngủ ban đêm: yên lặng và thư giãn cơ bắp

Nếu tỉnh giấc giữa đêm, bạn có thể vận động nhẹ như siết chặt tay chân để thư giãn cơ bắp, giải tỏa căng thẳng, xoa nhẹ hai lòng bàn tay vào nhau thấy ấm ấm rồi đưa lên hai mắt, có thể xoa nhẹ má hay tai, dụi mắt,.. Các hoạt động nhẹ này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, thư giãn và dễ quay trở lại giấc ngủ.

Những biện pháp nêu trên chỉ là tức thời, sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ khi bạn bị mất ngủ trong một hoặc hai ngày (mất ngủ ngắn hạn). Nếu mất ngủ từ một tuần trở lên bạn phải lưu ý, áp dụng các biện pháp trên đồng thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tránh căng thẳng, tập thể dục đều đặn, sinh hoạt ngủ nghỉ khoa học,… Nếu các phương pháp trên không giúp cải thiện giấc ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn và có phương pháp điều trị hiệu quả. Không nên để tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài vì lâu dần có thể gây mất ngủ mạn tính (mất ngủ lâu năm) khó khăn cho việc điều trị. Ngoài ra, mất ngủ còn kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác như tiểu đường, bệnh tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch), suy nhược cơ thể, đột quỵ (tai biến mạch máu não),…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital