Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Rơ lưỡi hay làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh là cách vệ sinh khoang miệng thường gặp khi thấy lưỡi của trẻ xuất hiện các cặn sữa, mảng trắng bẩn. Cặn sữa ở lưỡi lâu ngày có thể gây ra bệnh nấm lưỡi ở trẻ. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất mà mẹ nên biết.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Rơ lưỡi hay làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh là cách vệ sinh khoang miệng thường gặp khi thấy lưỡi của trẻ xuất hiện các cặn sữa, mảng trắng bẩn được gọi là bựa lưỡi.

1. Tại sao phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ nhiễm virus, vi khuẩn và các loại nấm có hại do sức đề kháng của trẻ còn kém, các cơ quan như hệ miễn dịch, hệ hô hấp chưa hoàn thiện. Đặc biệt, trẻ sơ sinh chưa tự vệ sinh cá nhân cho mình. Mỗi khi trẻ bú hay ăn xong, các cặn sữa, cặn thức ăn có thể đọng lại trên lưỡi và khoang miệng, lâu ngày gây bệnh nấm lưỡi.

Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém, chưa tự vệ sinh cá nhân nên các cặn sữa và thức ăn sẽ dễ đọng lại trên lưỡi nếu không được vệ sinh hay rơ lưỡi thường xuyên.

Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém, chưa tự vệ sinh cá nhân nên các cặn sữa và thức ăn sẽ dễ đọng lại trên lưỡi nếu không được vệ sinh hay rơ lưỡi thường xuyên.

2. Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Sau đây là cách rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý được đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất, không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Mẹ cần lưu ý thực hiện đúng các cách sau.

2.1 Chuẩn bị

– Một miếng gạc thanh trùng.

– Nước muối sinh lý (0,9% Natriclorid).

– Nước lọc và 2 chén nhỏ.

2.2 Cách làm:

– Mẹ rửa sạch tay trước khi rơ lưỡi cho bé.

– Đổ nước muối sinh lý ra chén nhỏ, sau đó luồn miếng gạc để rơ lưỡi vào ngón tay trỏ rồi chấm vào chén nước muối sinh lý đã chuẩn bị. Lưu ý, chấm ướt 2/3 ngón tay trỏ.

– Một tay mẹ bế bé ngửa vào lòng chắc chắn, đưa ngón tay có đeo gạc đặt vào miệng trẻ. Lưu ý có thể nói chuyện cho bé cười để dễ đưa ngón tay đeo gạc vào miệng bé hơn.

– Sau đó dùng ngón tay trỏ đã đeo gạc mềm mại rơ lưỡi cho trẻ từ hai bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi.

– Mẹ nên thường xuyên đưa ngón tay đeo gạc ra ngoài chấm vào chén nước lọc để các mảng bám bẩn trên gạc trôi ra ngoài sau đó chấm tiếp vào chén nước muối sinh lý rồi đưa vào miệng rơ tiếp cho trẻ.

2.3 Lưu ý

– Nên rơ trong khoảng 1-2 phút tránh rơ lâu sẽ khiến lưỡi trẻ bị rát. Thực hiện rơ lưỡi cho trẻ từ 1-2 lần/ngày vào buổi sáng và tối để giữ vệ sinh miệng thật sạch cho bé.

– Mẹ không nên rơ lưỡi khi trẻ vừa ăn no, nên rơ lưỡi khi trẻ đang đói, tốt nhất là trước khi bé bú khoảng 10 phút để tránh trẻ bị nôn trớ.

– Trong lúc rơ lưỡi, bé có thể khó chịu, la khóc, mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, nhanh tay, đồng thời nên trò chuyện với trẻ để giúp trẻ thoải mái hơn, quên đau.

– Trẻ có thể muốn nôn ọe khi rơ lưỡi khi đó mẹ không nên quá lo lắng mà không nên rơ sâu vào gốc lưỡi vì điều này sẽ khiến trẻ dễ bị nôn, trớ.

– Nếu mẹ thấy việc rơ lưỡi giúp trẻ làm sạch khoang miệng, sạch các khoảng trắng, bẩn bám trên lưỡi mà không gây đau rát hay ảnh hưởng đến lưỡi trẻ thì nên tiếp tục rơ lưỡi cho bé.

– Nếu thấy các mảng trắng, bám trên lưỡi khó đi mẹ tuyệt đối không nên tìm cách cạo ra vì có thể tổn thương khiến lưỡi bị chảy máu gây ra nhiễm trùng. Khi đó mẹ nên cho trẻ đến khám chuyên khoa Nhi tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị cho trẻ vì rất có thể trẻ bị nấm lưỡi, việc rơ không sẽ không khỏi.

3. Có nên rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ?

Có nên rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ?

Không nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vì mật ong có chứa nhiều độc tố dễ khiến trẻ bị ngộ độc nặng, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ

Rất nhiều mẹ truyền tai nhau khi thấy trẻ có cặn ở lưỡi hay các mảng trắng trên lưỡi thì nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc – mẹ KHÔNG NÊN rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì các lý do sau đây:

– Mật ong có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn tốt nhưng trong mật ong cũng chứa các độc tố gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ.

– Đặc biệt, độc tố từ mật ong có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng bị ngộ độc nặng, nguy hiểm đến sự an toàn và tính mạng của trẻ. Đã có trường hợp trẻ bị tử vong do mẹ dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ, do đó ba mẹ tuyệt đối không nên áp dụng cách này.

4. Tần suất rơ lưỡi cho trẻ

4.1 Đối với trẻ chỉ bú mẹ

Khi trẻ vẫn đang bú mẹ hoặc bú sữa mẹ qua bình  thì không cần thiết đánh rơ lưỡi hàng ngày. Nguyên nhân là do khi bú, lưỡi bé cọ sát với núm ti nên rất hiếm khi đọng cắn sữa. Tần suất hợp lý cho giai đoạn này là 2 – 3 lần 1 ngày.

4.2 Đối với trẻ bú mẹ và ăn thêm sữa ngoài

Với những bé vừa bú mẹ và vừa bổ sung ăn sữa ngoài thì cần rơ lưỡi mỗi ngày mộtt lần. Thêm vào đó, khi nào trẻ ăn sữa xong, mẹ nên cho trẻ uống 1 – 2 thìa nước ấm để tráng miệng cho con.

4.3 Đối với trẻ chỉ bú ngoài

Do khi bú ngoài, lưỡi trẻ bị đóng cặn dẫn đến hiện tượng tưa lưỡi hay đen lưỡi nên mẹ cần đánh rơ lưỡi 2 lần/ngày sau khi đã tráng miệng bằng 1 – 2 thìa nước ấm.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ vào khoảng thời gian sau ăn sáng 2 tiếng. Nếu rơ lưỡi ngay sau khi ăn sẽ khiến bé gặp hiện tượng nôn trớ, còn nếu rơ trước 2 tiếng sẽ khiến bé bị nôn khan.

Qua bài viết trên, hi vọng rằng chúng tôi đã cung cấp cho các mẹ thông tin về cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Khi thấy lưỡi trẻ có các mảng trắng nhiều hay việc dùng gạc để tưa lưỡi cho trẻ không có hiệu quả, mẹ nên đưa con đến đi khám tại cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hiệu quả cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital