Viêm loét dạ dày là nỗi ám ảnh của nhiều người mắc bệnh vì những khó chịu và đau đớn mà chúng mang lại. Nếu không có cách chữa viêm dạ dày tá tràng phù hợp bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy điều trị viêm dạ dày tá tràng bằng cách nào hiệu quả được rất nhiều người quan tâm.
Menu xem nhanh:
1. Định nghĩa bệnh viêm dạ dày tá tràng là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách chữa viêm dạ dày tá tràng chúng ta cần hiểu rõ viêm dạ dày tá tràng là gì? Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện tổn thương, viêm sưng trên bề mặt niêm mạc dạ dày tá tràng. Bệnh thường được chia thành hai giai đoạn nhằm giúp đánh giá mức độ tiến triển của bệnh.
– Viêm dạ dày tá tràng cấp: Giai đoạn này bệnh khởi phát khá nhanh và đột ngột. Tuy nhiên các cơn đau cũng dễ dàng được điều trị và ít để lại di chứng
– Viêm dạ dày tá tràng mạn tính: Tổn thương thường có tính chất tiến triển âm thầm, khéo dài, đôi khi không có triệu chứng rõ rệt. Tổn thương có thể xuất hiện tại một vùng hoặc lan rộng
2. Các biến chứng nguy hiểm khi bị viêm dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày tá tràng nhìn chung được đánh giá là không quá nguy hiểm. Tuy nhiên đó là khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Nếu viêm dạ dày tá tràng được phát hiện muộn các vết loét khi này đã lan rộng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
2.1 Xuất huyết hệ tiêu hóa
Xuất huyết hệ tiêu hóa là biến chứng nguy hiểm và thường gặp khi mắc bệnh về dạ dày tá tràng. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu như: Đau thượng vị, nôn hoặc đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đen,…Nếu xuất huyết không được xử lý sớm có thể khiến bệnh nhân mất nhiều máu, tụt huyết áp,…
2.2 Thủng dạ dày
Các vết loét có kích thước lớn sẽ bào mòn niêm mạc và gây thủng. Biến chứng này biểu hiện bởi các cơn đau thắt đột ngột, dữ dội với cường độ lớn. Người bệnh cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ đe dọa tới tính mạng
2.3 Hẹp môn vị
Các vết viêm loét ở dạ dày tá tràng làm ngăn quá trình vận chuyển thức ăn của hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là do các mô viêm xơ làm hẹp lòng dạ dày. Triệu chứng là người bệnh buồn nôn, nôn ra thức ăn cũ, khó tiêu, sụt cân.
2.4 Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là biến chứng đáng sợ nhất của các bệnh về hệ tiêu hóa. Cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn lúc này rất thấp. Nhiều trường hợp khi phát hiện ung thư bệnh đã ở giai đoạn cuối và có thể gây tử vong.
3. 5 cách chữa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả
Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý không còn quá xa lạ với nền y học trong nước. Chính vì vậy hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Bệnh nhân cũng có thể kết hợp các cách điều trị để mang lại hiệu quả cao nhất
3.1 Điều trị nội khoa là cách chữa viêm dạ dày tá tràng thông dụng
Bệnh viêm dạ dày tá tràng thường được điều trị bằng thuốc để mang lại hiệu quả nhanh chóng. Các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng là: Thuốc trung hòa acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc bảo vệ dạ dày,…Trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP sẽ được sử dụng thêm thuốc kháng sinh để loại trừ vi khuẩn.
3.2 Phẫu thuật
Phẫy thuật là kỹ thuật xâm lấn gây ra nhiều rủi ro và đau đớn cho bệnh nhân. Chính vì vậy chỉ trong các trường hợp thực sự cần thiết bác sĩ mới chỉ định áp dụng phương pháp này. Một số trường hợp cần phẫu thuật là: Bệnh nhân không đáp ứng với thuốc, các biến chứng nguy hiểm cần can thiệp gấp,…
3.3 Thay đổi thói quen ăn uống là cách chữa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật thì bệnh nhân cũng cần tự điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học. Điều này không có tác dụng chữa bệnh ngay tức thì nhưng sẽ phần nào cải thiện tình trạng viêm loét
3.3.1 Các thực phẩm nên bổ sung
– Rau quả giàu flavonoid: Chất này có khả năng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Thực phẩm chứa flavonoid như: Táo, trà xanh, gừng, hành,…
– Thực phẩm chứa lợi khuẩn giúp tăng cường khả năng miễn dịch của hệ tiêu hóa
– Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ trong thực phẩm có tác dụng làm giảm acid trong dạ dày. Đồng thời chất xơ còn làm giảm tình trạng đầy hơi, giảm cơn đau
– Vitamin A có trong khoai lang, rau bina, cà rốt giúp giảm tình trạng nghiêm trọng của vết loét. Vitamin A còn hạn chế viêm loét dạ dày tái phát
– Vitamin C đóng vai trò làm lành các vết thương, tăng sức đề kháng
3.3.2 Các thực phẩm cần hạn chế sử dụng
Một số loại thực phẩm có tác động mạnh mẽ tới dạ dày. Nếu dạ dày tá tràng đang viêm loét mà ăn các thực phẩn gây kích thích sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
– Rượu bia, thuốc lá có chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Vì vậy nếu đang bị bệnh bạn cần tuyệt đối tránh xa
– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Hệ tiêu hóa sẽ mất nhiều thời gian để xử lý các thức ăn nhiều dầu mỡ. Điều này sẽ làm các vết loét trở nên trầm trọng hơn.
3.4 Thay đổi lối sinh hoạt cách chữa viêm dạ dày tá tràng cần thiết
Khi không may mắc bệnh bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh. Sự thay đổi này không chỉ rút ngắn quá trình điều trị mà còn cải thiện sức khỏe. Người bệnh nên ngủ sớm, nghỉ ngơi điều độ, luyện tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần hạn chế căng thẳng, lo âu,…vì các trạng thái này có thể khiến dạ dày co bóp mạnh.
3.5 Dùng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày hỗ trợ chữa bệnh
Một số loại thực phẩm có chức năng hỗ trợ điều trị viêm loét. Người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các loại thực phẩm này để vết thương nhanh chóng hồi phục:
– Nghệ và mật ong: Hai nguyên liệu này có công dụng kháng viêm, làm lành vết loét, giảm đầy hơi. Bên cạnh đó nghệ và mật ong cũng hỗ trợ tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột
– Nha đam: Nha đam được biết đến là một siêu thực phẩm với nhiều công dụng. Nha đam có tác dụng ức chế nồng độ acid dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa
– Quả sung: Quả sung có khả năng hỗ trợ điều trị vì trong thành phần có chứa kali, glucose, phosphor,…Các chất này đều có tác dụng chữa lành viêm loét
Lưu ý:
Các thực phẩm tự nhiên chỉ khuyến khích sử dụng với các trường hợp bệnh nhẹ. Người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong quá trình điều trị.
Bài viết đã cung cấp đầy đủ các cách chữa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả. Việc lựa chọn phương pháp nào và hiệu quả ra sao sẽ tùy thuộc vào thể trạng của mỗi bệnh nhân. Điều quan trọng để khỏi bệnh là người bệnh cần kiên trì và nghiêm túc thực hiện các yêu cầu trong quá trình điều trị.