Đau mắt đỏ, còn được gọi là viêm kết mạc, là một tình trạng viêm nhiễm mắt phổ biến thường xuất phát từ vi khuẩn, virus hoặc dị ứng. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các dịch tiết mắt của người bệnh. Hiện nay số lượng ngươi mắc đau mắt đỏ trên cả nước đang gia tăng rất mạnh khiến cho không ít người cảm thấy lo lắng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về cách chữa đau mắt đỏ cũng như cách phòng bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm bệnh
Đau mắt đỏ thực tế là một tên gọi phổ biến khác để mô tả bệnh viêm kết mạc. Bệnh này xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt của mắt (gọi là lòng trắng) và niêm mạc mi bị tình trạng viêm nhiễm.
Bệnh viêm kết mạc có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ người trưởng thành đến trẻ em. Đặc biệt, trong thời gian ngắn, đau mắt đỏ có thể trở thành một đợt dịch bệnh do khả năng lây lan dễ dàng từ người này sang người khác qua tiếp xúc.
Mặc dù đau mắt đỏ thường không gây ra những hậu quả nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở cùng một người vì cơ thể không tạo ra miễn dịch trọn đời chống lại bệnh này.
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ, và sau đây là một số nguyên nhân thường gặp cùng với triệu chứng tương ứng:
– Do virus: Virus được cho là nguyên nhân nhất gây ra đau mắt đỏ phổ biến nhất. Triệu chứng bao gồm chảy nước mắt, ngứa mắt, sưng mi, cộm, giảm thị lực. Bệnh viêm kết mạc do virus có khả năng lây lan dễ dàng thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mắt của người bệnh.
– Do vi khuẩn: Thường do vi khuẩn như Haemophilus Influenzae, Staphylococcus, gây ra. Triệu chứng thường bao gồm chảy nước mắt, ngứa, mi mắt dính lại do có màng ghèn màu vàng hoặc vàng xanh nhạt vào buổi sáng sau khi thức dậy. Bệnh này, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng như giảm thị lực không thể phục hồi hoặc viêm loét giác mạc. Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể lây lan khi tiếp xúc với dịch tiết nước mắt hoặc các đồ dùng có dính dịch tiết nước mắt của người bệnh.
– Do dị ứng: Thường là khó xác định nguyên nhân chính gây ra dị ứng, có thể là do tiếp xúc với lông vật nuôi, thuốc, phấn hoa, bụi, và nhiều yếu tố khác. Triệu chứng thường bao gồm ngứa và chảy nước mắt ở cả hai mắt, và có thể kèm theo viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, đau mắt đỏ do dị ứng không có khả năng lây lan.
3. Cách chữa đau mắt đỏ
3.1. Cách chữa đau mắt đỏ tại vùng mắt
– Tuân thủ đúng loại và liều lượng thuốc theo hướng dẫn trong đơn của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác nhau như kháng viêm, kháng sinh, nước mắt nhân tạo và thuốc nhỏ mắt khác. Cụ thể như:
+ Kháng sinh: Tobramycin 0,3%, Ofloxacin 0,3%, Neomycin và Polymycin B, Cloramphenicol,…
+ Kháng viêm, chống dị ứng: Nhóm thuốc kháng histamin như: Brompheniramine, olopatadine, emedastine, epinastine, antazoline, ketotifen fumarate, alcaftadine,…; huốc chống dị ứng và ổn định tế bào mắt như: Cromolyn sodium, lodoxamide tromethamine, …; Fluorometholone,
+ Nước mắt nhân tạo: Optive, Refresh Tears Lubricant Eye Drops, Sanlein, Systane Ultra, Poly Tears Drop, Clinitas 0.2%, …
– Sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách: Đảm bảo không để đầu ống thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt. Đối với thuốc nhỏ mắt dạng mỡ hoặc gel, bóp lượng thuốc dài khoảng 1 cm vào trong mắt. Với thuốc nhỏ mắt dạng nước, hãy nhỏ từ 1 đến 2 giọt.
– Tuân thủ lịch hẹn tái khám của bác sĩ để theo dõi sự tiến triển của bệnh. Nếu bạn thấy mắt sưng to hơn, đau hơn hoặc có dấu hiệu chảy máu, cần đi khám ngay để được bác sĩ xem xét và điều trị đúng lúc.
– Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
– Đặc biệt, không nên tự ý tự điều trị bằng các phương pháp truyền miệng hoặc cách dân gian như nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu, v.v. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt mà không có chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Tự ý dùng thuốc có thể gây ra những tác hại không mong muốn.
3.2. Cách chữa đau mắt đỏ toàn diện
– Hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày, bao gồm chất đạm, chất xơ, chất béo, và tinh bột để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Tránh kiêng khem quá mức, vì điều này có thể làm suy nhược cơ thể.
– Hãy tích cực bổ sung vitamin thông qua việc ăn các loại trái cây như cam, bưởi, chanh, vì chúng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
– Bệnh có khả năng lây truyền qua tiếp xúc, vì vậy cần tuân thủ cách ly một cách hợp lý và sử dụng khẩu trang y tế khi bạn phải ra ngoài.
– Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để cơ thể tăng cường sức khỏe thì mới có thể nhanh hồi phục.
– Trong thời gian bị bệnh, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trong khoảng thời gian dài.
– Nên sử dụng kính chắn bụi, gió và các loại kính bảo vệ để giảm thiểu tiếp xúc với khói bụi và các tác nhân kích thích mắt.
– Tránh để nước bẩn dây vào mắt và hạn chế việc bơi lội khi bạn đang mắc bệnh.
– Để không làm trầm trọng tình trạng bệnh, không tự ý dụi hoặc day mắt, tránh gây tổn thương cho giác mạc.
4. Phòng bệnh
Để hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ, dưới đây là một số lời khuyên:
– Duy trì vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân hàng ngày.
– Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt hàng ngày.
– Không nên dùng chung khăn mặt; mỗi người nên có riêng một chiếc khăn mặt.
– Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất như sữa tắm, dầu gội để tránh chúng dây vào mắt.
– Khi ra ngoài, hãy sử dụng kính chắn bụi và gió.
– Duy trì chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất từ trái cây.
– Khi mùa dịch, hạn chế tiếp xúc ở những nơi đông người và đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
– Khi đi bơi, chọn bể bơi sạch và đáp ứng tiêu chuẩn. Sử dụng kính bơi và rửa mắt với nước muối sinh lý 0,9% ngay sau khi bơi.
– Luôn thông gió bằng cách mở cửa và duy trì vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
– Nếu có người trong gia đình bị đau mắt đỏ, hãy cách ly họ, đeo khẩu trang, thậm chí khi ở trong nhà, và tránh ôm hôn người khác, đặc biệt là trẻ em.
Đau mắt đỏ, mặc dù không nguy hiểm thì vẫn nên được điều trị kịp thời để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và công việc. Khi bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, hãy đến cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị.