Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella là một trong những loại vắc xin được sử dụng phổ biến hiện nay. Mặc dù đem lại hiệu quả phòng bệnh cho con người, tuy nhiên chúng ta vẫn cần cẩn trọng với các phản ứng sau tiêm sởi quai bị rubella có thể gặp. Cùng đọc bài viết bên dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này nhé.
Menu xem nhanh:
1. Định nghĩa loại vắc xin sởi – quai bị – rubella và các lịch tiêm chủng
1.1. Định nghĩa loại vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella
Ba loại bệnh sởi, quai bị, rubella là những loại bệnh có khả năng lây lan qua đường hô hấp giữa người với người. Các bệnh này vô cùng nguy hiểm và có khả năng gây ra cho con người nhiều biến chứng cũng như đe dọa tới tính mạng con người. Đặc biệt là với đối tượng trẻ em – có sức đề kháng, hệ miễn dịch, sức khỏe yếu thì việc mắc các loại bệnh này rất nguy hiểm. Một số biến chứng trẻ có thể gặp phải nếu như mắc sởi, quai bị, rubella đó là: sinh non, thai lưu,…
Do đó, việc tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi – quai bị – rubella cũng như các mũi vắc xin khác là biện pháp bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe của con người hiệu quả.
Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella đó là: vắc xin MVVAC và vắc xin MMR II. Mỗi một loại vắc xin đều có phác đồ tiêm chủng khác nhau cụ thể như sau:
1.2. Lịch tiêm chủng của loại vắc xin MVVAC (Việt Nam)
– Áp dụng tiêm cho đối tượng trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên.
– Trẻ chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin duy nhất, không cần mũi tiêm nhắc lại.
1.3. Lịch tiêm chủng của loại vắc xin MMR II (Mỹ)
Áp dụng tiêm đối với trẻ em đạt đủ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn trưởng thành:
– Cần tiêm bao gồm 2 mũi vắc xin. Mũi đầu tiên nên tiêm khi trẻ đạt đủ 12 tháng tuổi trở lên.
– Mũi thứ 2 nên tiêm cách mũi 1 ít nhất 3 tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
2. Tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella có an toàn không?
Vắc xin sởi – quai bị – rubella cũng tương tự như các loại vắc xin phòng bệnh khác, sẽ có các tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe, hệ miễn dịch và cơ địa mỗi người. Đặc biệt là với đối tượng trẻ em đề kháng còn yếu. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ càng cũng như theo dõi sức khỏe trẻ sát sao sau khi tiêm chủng, để kịp thời có phương án xử lý, điều trị.
2.1. Các phản ứng sau khi tiêm sởi quai bị rubella có thể gặp
Sau khi tiêm chủng vắc xin MMR II, chúng ta cần chú ý tới một số triệu chứng, phản ứng sau tiêm như sau:
– Hiện tượng hơi sưng tấy, đỏ, hoặc nóng rát ngay tại vị trí tiêm chủng. Đây là một hiện tượng phổ biến và thường sẽ tự biến mất sau khoảng 1 vài ngày.
– Phản ứng sốt nhẹ (từ 38 độ C trở lên) cũng là phản ứng thường gặp.
– Một số phản ứng hiếm gặp hơn bình thường đó là: chai cứng tại vị trí tiêm chủng, chóng mặt, ngất, buồn nôn,…
– Không thể chủ quan với các triệu chứng dị ứng, nổi mề đay, khó thở, co thắt sau tiêm chủng.
– Các hiện tượng bị đau cơ, đau khớp sau tiêm vắc xin cũng có thể sẽ xảy ra.
2.2. Các phản ứng sau khi tiêm sởi quai bị rubella rất hiếm gặp
Chúng ta cần chú ý nếu xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm sau đây thì cần đi tới bệnh viện để được thăm khám, chữa trị:
– Hiện tượng ngất xỉu: nếu gặp phải tình trạng này ngay sau tiêm chủng, người được tiêm chủng cần được nằm nghỉ ngơi để hạn chế các tổn thương có thể xảy ra.
– Nếu bị chóng mặt, ù tai hoặc thay đổi tầm nhìn, thị lực kéo dài sau tiêm chủng thì người được tiêm chủng nên đi tới các cơ ở y tế, bệnh viện để được kiểm tra.
– Những phản ứng có tỉ lệ rất nhỏ sau khi tiêm sởi, quai bị, rubella đó là: tổn thương nghiêm trọng, hoặc tử vong.
2.3. Cần làm gì nếu gặp các phản ứng sau khi tiêm chủng sởi quai bị rubella
Điều quan trọng khi gặp phải các phản ứng, tác dụng phụ sau tiêm chủng là cần đi tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được chữa trị. Một số biểu hiện cần tới bệnh viện ngay đó là:
– Sốt cao kéo dài liên tục không hạ (trên 40 độ C).
– Có hiện tượng phát ban dày đặc ở toàn cơ thể.
– Tim đập nhanh, thở khó khăn.
– Cảm thấy không có sức lực, xuất hiện hành vi bất thường.
3. Những điều cần chuẩn bị trước khi tiêm vắc xin sởi quai bị rubella
Để việc tiêm chủng vắc xin có hiệu quả tối ưu cũng như ít gây ra những phản ứng, tác dụng phụ không mong muốn, cần chuẩn bị một số điều như sau:
– Lựa chọn các trung tâm tiêm chủng, bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc xử lý các trường hợp sốc phản vệ, cấp cứu sau tiêm chủng.
– Trước khi tiêm chủng, nhất là với đối tượng trẻ em, cần thông báo các tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe với bác sĩ.
– Đối với các trường hợp trẻ mắc virus HIV những chưa xảy ra triệu chứng suy giảm miễn dịch, vẫn tiêm được vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella, tuy nhiên cần theo dõi sát sao.
– Nên thực hiện phương pháp kiểm tra tuberculin trước khi thực hiện tiêm chủng.
– Cần hết sức cẩn trọng khi tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella đối với phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.
– Không nên tiêm vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella đối với những người đang bị mắc bệnh suy giảm tiểu cầu. Đối với các lần tiêm nhắc lại lần sau, mức độ suy giảm tiểu cầu sẽ tăng lên cao.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella. Để được đặt lịch tiêm chủng hoặc tư vấn bác sĩ, vui lòng liên hệ với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI nhé.