Tiêm vacxin ở độ tuổi thanh thiếu niên sẽ giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch đối với các bệnh cơ bản đã phòng từ nhỏ. Đó cũng là các để giúp trẻ phòng bệnh dễ mắc tuổi dậy thì. Dưới đây là tổng hợp các mũi tiêm phòng dịch vụ cho trẻ từ 9 tuổi bố mẹ nên lưu ý.
Menu xem nhanh:
1. 7 Mũi tiêm phòng dịch vụ cho trẻ từ 9 tuổi cần lưu ý
1.1 Vacxin phòng HPV
HPV là loại virus đa chủng loại, dễ lây qua đường tình dục và đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể gây ung thư tử cung. Những năm gần đây, số ca mắc ung thư tử cung và tử vong do bệnh này ở Việt Nam vẫn lên đến hàng nghìn người/năm. Ngoài ung thư tử cung, HPV còn gây một số bệnh ở cả nam và nữ như sùi mào gà, u nhú ở bộ phận sinh dục… Ngay khi chưa phát sinh quan hệ tình dục, trong độ tuổi vàng (từ 9 – 14 tuổi), trẻ nên được tiêm phòng HPV để bảo vệ sức khỏe.
Hiện nay, có 2 loại vacxin phòng HPV được sử dụng rộng rãi là Gardasil và Gardasil 9, đều do Mỹ sản xuất, được đánh giá rất cao về hiệu quả. Cả bé gái và bé trai đều nên tiêm phòng từ 9 tuổi. Lịch tiêm phòng đầy đủ là 3 mũi, khoảng cách giữa các mũi tùy thuộc vào phác đồ tiêm cụ thể.
1.1 Vacxin thủy đậu
Vacxin thủy đậu là một trong các mũi tiêm phòng dịch vụ cho trẻ từ 9 tuổi cần được tiêm nhắc lại. Bệnh thủy đậu đặc trưng bởi các nốt phát ban, phồng rộp ở ngực, lưng, mặt do virus Varicella zoster gây ra. Trẻ em từ 2 – 5 tuổi hay mắc phải nhất, nhưng người lớn cũng có nguy cơ bị bệnh. Bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc, ăn uống.
Ở tình trạng nguy hiểm, thủy đậu có thể gây ra biến chứng như viêm da mưng mủ, hoại tử vết sẹo, viêm phổi, viêm gan, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận, viêm thanh quản, viêm tai giữa và mất nước nghiêm trọng. Trong đó, viêm cầu thận và viêm màng não có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm.
Bởi vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh, cách tốt nhất là tiêm vacxin từ sớm. Các nghiên cứu cho thấy vacxin phòng bệnh này có tác dụng khoảng 10 năm. Thông thường trẻ được tiêm ngừa thủy đậu từ 12 tháng tuổi, hoặc 4 – 6 tuổi. Bạn nên tiêm nhắc lại cho trẻ vào thời điểm cần thiết.
1.2 Vacxin ngừa 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván
Ba bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván đều là những bệnh nguy hiểm, có thể làm tổn thương đến tim, phổi, thận, hệ thần kinh. Đặc biệt, những trẻ không được tiêm phòng, khi mắc bệnh có tỷ lệ tử vong hoặc biến chứng nguy hiểm rất cao.
Cả ba bệnh này đều nằm trong danh sách cần được tiêm phòng từ khi 2, 3, 4 tháng tuổi. Sau khi tiêm 3 mũi đầu, trẻ cần được tiêm nhắc lại vào lúc 6 tháng, 15 – 18 tháng, 4 – 6 tuổi và trong giai đoạn từ 11 – 12 tuổi.
1.3 Sởi – Quai bị – Rubella
Sởi, quai bị, rubella là những bệnh để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe như gây viêm màng não, đục giác mạc, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm tụy, điếc vĩnh viễn… Nếu mắc quai bị mà không được phát hiện và điều trị đúng cách, có thể dẫn đến vô sinh.
Việc tiêm vacxin phòng các bệnh này sẽ giúp chống nguy cơ biến chứng nguy hiểm như sốt cao kèm theo sưng tuyến dưới tai hoặc hàm do quai bị. Đối với phụ nữ, vacxin có tác dụng ngăn chặn lây lan virus lây lan khi mang thai 3 tháng đầu. Từ đó tránh nguy cơ tai biến như sảy thai, dị tật thai nhi bẩm sinh về tim, não bộ, thính lực và thị lực.
Để chủ động phòng những bệnh này, bố mẹ nên cho con tiêm vacxin MMR II của Mỹ. Vacxin này cần tiêm 2 mũi. Đối với trẻ trên 9 tuổi, lịch tiêm mũi 2 ưu tiên cách mũi 1 khoảng 3 tháng.
1. 4 Tiêm phòng cúm
Trong các mũi tiêm phòng dịch vụ cho trẻ từ 9 tuổi không thể không kể đến mũi phòng cúm. Cúm là căn bệnh phổ biến, rất dễ mắc, dễ lây lan và có nguy cơ biến chứng, tử vong cao. Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 10 triệu ca nhập viện do cúm mùa, trong đó có đến 650 nghìn người không qua khỏi. Ở nước ta, trung bình có đến 800 nghìn người mắc cúm hàng năm, nhiều nhất vào khoảng tháng 3, 4 và 9, 10.
Các biến chứng nguy hiểm của cúm là viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim… Những trường hợp bị cúm lâu dài sẽ dẫn đến mãn tính. Khi đó bệnh dễ chuyển biến xấu, nếu nhập viện và điều trị không kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.
Để hạn chế nguy cơ lây lan cũng như rủi ro biến chứng, chúng ta nên tiêm phòng cúm cho trẻ từ ngoài 6 tháng tuổi và duy trì tiêm mỗi năm 1 mũi.
1.5 Prevenar 13 ngăn chặn phế cầu khuẩn
Prevenar 13 là vacxin phòng hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu và nhiễm khuẩn huyết. Theo một số nghiên cứu, đây còn là loại vacxin bảo vệ phổi, tạo “miễn dịch chéo” trước sự tấn công của covid 19.
Tiêm Prevenar 13 sẽ giúp cơ thể chống lại 13 loại vi khuẩn gây bệnh phế cầu. Đồng thời vacxin giúp phòng ngừa các biến chứng nặng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não… do phế cầu khuẩn. Ngoài ra nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc và hạn chế di chứng nặng nề mà covid 19 để lại.
Trẻ từ 6 tuần tuổi, người lớn, người già và đặc biệt là người có bệnh lý nền nền tiêm vacxin này. Từ 9 tuổi trở lên nên tiêm 1 mũi Prevenar 13 nếu chưa phòng bệnh trước đó.
1.6 Menactra – vacxin cộng hợp phòng khuẩn não mô cầu
Menactra là vacxin chống lại vi khuẩn não mô cầu ACYW thay thế cho vacxin Polysaccharide Meningococcal AC của Pháp từ năm 2018.
Neisseria meningitidis (vi khuẩn não mô cầu) gây ra rất nhiều thể bệnh như viêm mũi họng, viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết.
Trong đó tỷ lệ người bị nhiễm khuẩn huyết tử vong do khuẩn này lên đến 70%. Còn ở thể viêm màng não mủ là 30 – 40%, phần lớn đối tượng dễ mắc là trẻ nhỏ.
Não mô cầu khuẩn gây các thể bệnh có triệu chứng dễ nhầm lẫn với cúm thông thường. Thế nhưng diễn tiến bệnh rất nhanh, khó chẩn đoán và có thể gây tử vong chỉ sau 24 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Mỗi năm có khoảng 1.2 triệu ca nhiễm não mô cầu khuẩn trên thế giới, trong đó số ca tử vong là khoảng 135 nghìn người.
Đến nay, vacxin Menactra ACYW là loại vacxin được đánh giá là có độ an toàn và hiệu quả chống lại não mô cầu khuẩn cao bậc nhất. Các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm vacxin này cho trẻ từ 9 đến 23 tháng tuổi 2 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau 3 tháng. Từ 15 tuổi trở lên, trẻ cần được tiêm nhắc lại từ 4 năm 1 lần
2. Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ từ 9 tuổi
Khi cho trẻ đi tiêm phòng, bố mẹ đừng quên một số lưu ý quan trọng như sau:
– Cần hướng dẫn trẻ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là tại vị trí tiêm để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
– Nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thoáng mát khi đi tiêm vacxin.
– Sau khi tiêm, tại vị trí tiêm có thể bị tấy đỏ nhẹ, sưng, cứng. Tuyệt đối không bôi thuốc hoặc tác động vật lý vào vết tiêm.
– Trường hợp trẻ dị ứng với thành phần của vacxin, bị sốc phản vệ hoặc bất cứ bất thường nào, bố mẹ cần báo cho bác sĩ.
Trên đây là các mũi tiêm phòng dịch vụ cho trẻ từ 9 tuổi, bố mẹ nên lưu ý. Phòng tiêm chủng TCI đã có sẵn tất cả các loại vacxin phòng bệnh dành cho trẻ trong độ tuổi này. Nguồn vacxin được nhập khẩu chính hãng 100% và được bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn. Lựa chọn vacxin bảo vệ sức khỏe cho trẻ thanh thiếu niên, hãy đến TCI ngay hôm nay.