Quá trình mang thai, sau sinh, các mẹ thường rất tự ti về vóc dáng của bản thân. Chính vì vậy, việc lấy lại vòng eo “con kiến”, thon gọn như thuở chưa bầu luôn là việc mà phái đẹp muốn làm đầu tiên sau khi sinh nở. Vậy các mẹ sau sinh mổ 5 tháng lắc vòng được không? Cần chú ý những vấn đề gì?
Menu xem nhanh:
1. Sau sinh mổ, cơ thể của sản phụ thay đổi ra sao và cần bao lâu để phục hồi?
Sau sinh, đặc biệt là sau đẻ mổ, cơ thể của sản phụ thường rất yếu và khá nhạy cảm. Chính vì vậy, thời gian ở cữ của các mẹ đẻ mổ thường sẽ kéo dài hơn các mẹ đẻ thường. Dưới đây là một số vấn đề mà cơ thể gặp phải sau đẻ mổ.
– Cơ thể đau nhức liên tục
Trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ, đặc biệt là vùng lưng, cột sống, vùng chậu chịu áp lực lớn. Chính vì vậy, sau khi thai nhi được đưa ra ngoài, trạng thái của cơ thể thay đổi đột ngột, dẫn đến việc sản phụ thường xuyên bị đau nhức, mệt mỏi. Tuy nhiên, những cơn đau nhức và cảm giác khó chịu này sẽ không kéo dài quá lâu, có thể sẽ giảm bớt đi sau một vài tuần đầu.
– Sản dịch vẫn được tiết ra
Sản dịch của phụ nữ sau sinh gồm có máu, các mô còn sót lại từ tử cung, dịch nhầy âm đạo của bạn. Sản dịch có thể ra nhiều hoặc ít ở tùy từng trường hợp. Tuy nhiên, mẹ đẻ mổ thường ra sản dịch ít hơn đẻ thường. Quá trình tử cung đẩy sản dịch ra ngoài có thể kéo dài từ 2 đến 6 tuần.
– Phù nề sau khi sinh
Máu và một số chất lỏng khác được cơ thể tăng cường sản xuất trong quá trình mang thai. Lượng chất lỏng này chiếm khoảng hơn 50% cơ thể mẹ, nhằm đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển của em bé. Sự dao động của hormone cũng có thể góp phần gây phù hoặc sưng bàn tay, mặt, mắt cá chân, cổ và các chi. Trên thực tế, chân bạn tăng gấp rưỡi là chuyện bình thường.
– Ngực, vú sưng đau hơn
Dưới tác động của hormone, các nang sữa, ống dẫn sữa bắt đầu được kích thích. Lúc này, bầu ngực của mẹ sẽ ửng đỏ, sưng đau rõ ràng hơn để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa sau sinh. Việc này cũng khiến cho sinh hoạt hàng ngày, các cử động của sản phụ gặp nhiều khó khăn hơn.
– Vùng bụng có nhiều thay đổi
Trong quá trình mang thai, vùng bụng chịu nhiều tác động cũng như áp lực nhất. Bởi vậy, chị em sau sinh nở luôn mong muốn cải thiện vòng 2 để có thể lấy lại sự tự tin. Tuy nhiên, với phụ nữ đẻ mổ, việc cải thiện vòng 2 còn phụ thuộc vào tình trạng, quá trình lành lại của vết mổ, cơ địa của người mẹ.
– Giãn tĩnh mạch
Cân nặng thay đổi nhiều trong thai kỳ, cộng với các yếu tố như di truyền, áp lực và các hormone mà tĩnh mạch có thể bị giãn sau sinh. Giãn tĩnh mạch khiến cho cơ thể đau nhức, khó cải thiện hoàn toàn. Thậm chí, tình trạng này còn có thể gây ra bệnh lý huyết khối, ảnh hưởng tới sức khỏe sản phụ.
– Đau lưng
Cơ lưng chịu ảnh hưởng của sức nặng cơ thể cũng như sức nặng thai nhi, dẫn đến hiện tượng đau lưng. Ngoài ra, tư thế của mẹ bầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thai kỳ. Các triệu chứng, tình trạng đau lưng sẽ diễn ra ở mức độ nặng nhất trong khoảng 1 đến 2 tuần sau sinh đẻ.
– Đau mỏi vai và cánh tay
Phần thân trên là phần mà nhiều mẹ bầu bỏ qua trong quá trình mang thai. Các bó cơ không được tác động, từ đó khiến cho tình trạng đau mỏi diễn ra trong khi bầu và sau sinh. Ngoài ra, hormone relaxin mà cơ thể sản xuất với số lượng lớn cũng góp phần khiến cho các khớp yếu đi. Đau mỏi thân trên, đặc biệt là phần cổ vai gáy, tay sẽ khiến các mẹ gặp nhiều vấn đề trong quá trình hoạt động hàng ngày.
– Sẹo mổ
Những vết sẹo đẻ mổ chỉ có thể lành và ổn định sau 6 tháng đến 1 năm. Trong thời gian này, sản phụ cần phải cực kỳ cẩn thận. Bất cứ tác động nào cũng có thể khiến vết mổ của sản phụ bị tổn thương. Ảnh hưởng từ vết mổ còn có thể gây ra biến chứng, thậm chí gây khó khăn cho quá trình mang thai sau này.
Thời gian để các mẹ sau sinh mổ phục hồi thường rơi vào khoảng từ 6 tháng tới 1 năm. Từ 3 đến 4 tháng sau sinh, mẹ đã có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số hoạt động vẫn cần lưu ý kiểm soát để đảm bảo an toàn cho thể trạng của mẹ trong quá trình phục hồi.
2. Liệu đẻ mổ sau 5 tháng có thể lắc vòng được không?
2.1. Liệu sinh mổ 5 tháng lắc vòng được không?
Sinh mổ thường được chỉ định với các mẹ bầu có vấn đề trong quá trình mang thai. Ngoài ra, các mẹ sinh khó cũng cần được chuyển đẻ mổ. Vì vậy, mặc dù không muốn nhưng trong nhiều trường hợp, các mẹ vẫn cần mổ chủ động để đảm bảo an toàn trong quá trình sinh nở.
Sau sinh từ 3 đến 7 ngày, cơ thể của mẹ sau sinh vẫn còn khá yếu. Vết mổ chưa khô, vẫn còn cảm giác đau. Bởi vậy, việc vận động mạnh trong thời gian này được khuyến cáo là không nên. Các mẹ chỉ nên xoay người, tập các bài tập tay chân trên giường, tập hít thở tại chỗ. Việc đi lại nhẹ nhàng cũng có thể được thực hiện trong giai đoạn này, tuy nhiên chỉ nên đi lại từ 15-20 phút.
Sau khi sinh khoảng 1 đến 3 tuần, cơ thể mẹ đã có thể phục hồi tốt hơn. Việc cải thiện sức khỏe cũng có thể cải thiện hơn với một số các động tác vận động. Lúc này, các mẹ cũng có thể đi lại thường xuyên hơn và thực hiện một số bài tập giúp thư giãn cơ, khớp.
Từ 6 tới 10 tuần, vết mổ lúc nào đã thành sẹo hoàn toàn và sản phụ cũng cảm thấy bớt đau đớn hơn. Một số động tác tập Kegel có thể hữu ích trong lúc này, giúp cơ sàn chậu tăng cường sức mạnh. Bên cạnh đó, hoạt động của bàng quang, ruột và tử cung, xương chậu cũng được cải thiện đáng kể.
Khoảng 3 đến 6 tháng sau sinh, cơ thể phục hồi toàn diện hơn. Lúc này, các mẹ đã có thể thực hiện một số bài tập căng giãn cơ bụng, một vài động tác yoga cơ bản để cải thiện khả năng phục hồi của tử cung, sức bền của cơ thể.
Từ 6 tháng tới 1 năm, lúc này vết mổ đã ổn định và cơ thể của các mẹ sau sinh hầu như đã trở về trạng thái bình thường. Việc thực hiện những động tác, bài tập phức tạp hơn đã có thể bắt đầu thực hiện. Những bài tập này sẽ giúp cơ xương khớp, vùng xương chậu co giãn tốt hơn. Đồng thời, việc cải thiện vóc dáng sau sinh ở giai đoạn này cũng có thể được lưu tâm.
Do vết mổ sau sinh chỉ có thể phục hồi và ổn định hoàn toàn vào khoảng từ 6 tháng đến 1 năm kể từ khi mổ đẻ, nên việc lắc vòng sau sinh mổ 5 tháng là không thể. Lúc này, mức độ phục hồi của vết mổ sau sinh chưa đảm bảo an toàn để sản phụ có thể thực hiện lắc vòng hay bất cứ động tác nào tác động tới vùng bụng.
2.2. Lý do khiến các mẹ quan tâm vấn đề sinh mổ 5 tháng lắc vòng được không?
Không thể phủ nhận về lợi ích của việc lắc vòng đối với các mẹ sau sinh. Lực tác động trực tiếp tới vùng bụng và eo, giúp các mẹ cải thiện tình trạng cơ xệ, nhão hay thậm chí là tích tụ mỡ thừa. Ngoài ra, lắc vòng cũng giúp các bó cơ được “giải phóng” sau thời gian dài co cứng vì kiêng cữ trong thai kỳ.
Cụ thể hơn, việc lắc vòng sau sinh giúp:
– Cải thiện tình trạng sức khỏe và phục hồi thể lực, sức bền, hoạt động của một số cơ quan, bộ phận và hỗ trợ tinh thần sản phụ trở nên thư thái hơn.
– Giảm, hạn chế những cơn đau lưng, đau hông do co cứng cơ. Bên cạnh đó, bàng quang, vùng chậu và đại tràng cũng dần ổn định chức năng tốt hơn, cải thiện hoạt động tiểu tiện, đại tiện hàng ngày.
– Phục hồi nhanh hoạt động của các cơ, giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn, từ đó cải thiện vóc dáng tốt hơn.
– Hỗ trợ quá trình lưu thông máu, đồng thời cũng giúp cho hoạt động của tuyến sữa, nang sữa được đẩy mạnh hơn.
Tuy nhiên, vấn đề an toàn vẫn cần chú ý trên hết. Vì vậy, về vấn đề sinh mổ 5 tháng lắc vòng được không, các mẹ vẫn nên chú ý kiêng cữ để hạn chế ảnh hưởng tới vết mổ.
Trên đây là phần giải đáp cho thắc mắc của các mẹ về chế độ tập luyện lấy lại vóc dáng sau sinh mổ, cụ thể là việc lắc vòng sau đẻ mổ. Mọi vấn đề cần được lưu ý sau sinh mổ, các mẹ sẽ được dặn dò, tư vấn kỹ lưỡng sau khi thực hiện sinh và lưu viện tại các cơ sở y tế. Bởi vậy, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ tận tâm, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vấn đề an toàn vẫn cần được chú trọng trước nhất và không nên cố gắng tập luyện khi chưa nhận được chỉ định, lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa.