Các loại bệnh lao dễ mắc ở trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Các loại bệnh lao dễ mắc ở trẻ em như lao sơ nhiễm, lao hô hấp sau sơ nhiễm như lao phổi và lao ngoài phổi…Dù mắc bất cứ loại bệnh lao gì cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Lao sơ nhiễm

Đây là loại lao thường gặp nhiều nhất, có thể ở trẻ từ 0-14 tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.
Lao sơ nhiễm thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa.

Lao sơ nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và gây ho, khó thở, mệt mỏi cho trẻ

Lao sơ nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và gây ho, khó thở, mệt mỏi cho trẻ

Có một vài trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc.

2. Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm

Thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ, bao gồm: Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao) với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực. Lao phổi với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu. Lao phổi: Ít nhiều tùy theo tuổi khi bị sơ nhiễm lao, chỉ 4% khi sơ nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi và xảy ra khi trẻ em lớn hơn 10 tuổi. Trái lại, 10% ở trẻ em lớn từ 12-14 tuổi bị sơ nhiễm và lao phổi xảy ra từ 1-2 năm.

Các bệnh lý thường gặp về bệnh lao ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng, do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng

Các bệnh lý thường gặp về bệnh lao ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng, do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng

3. Lao ngoài phổi

Thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; Lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; Lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn nếu là bé trai; Lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính, nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; Lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài.
Về điều trị bệnh lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn, tuy nhiên, các bậc cha mẹ phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của bác sĩ, điều trị đủ thời gian, đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ.
Bệnh lao là bệnh gây ra do lây nhiễm. Ở trẻ em, phần lớn là bị lây nhiễm từ những người thân trong gia đình. Khi người bị bệnh lao ho, vi khuẩn lao có trong đờm sẽ đi trực tiếp vào đường hô hấp của người đối diện và làm lây bệnh. Ngoài ra, nếu người mắc bệnh khạc nhổ bừa bãi, các vi khuẩn có trong đờm sẽ theo gió phát tán vào không khí làm lây cho người xung quanh.

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh lao cho trẻ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh lao cho trẻ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng

Vì vậy, để đề phòng cho trẻ, sau khi sinh 3 ngày, trẻ phải được tiêm vaccin phòng lao. Ngoài tiêm phòng bệnh lao, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh khác và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi. Nếu trong nhà có người bị bệnh lao cần phải cách ly trẻ với người bệnh. Người bị bệnh lao nên có ý thức để hạn chế sự lây lan của bệnh: không ho, khạc đờm bừa bãi; tránh tiếp xúc, hôn hít trẻ nhỏ cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm…), cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng phương pháp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital