Nếu người hoặc động vật ăn thịt (chó, mèo,…) ăn phải thức ăn có chứa trứng sán lá gan nhỏ dễ mắc bệnh sán lá gan. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, sán lá gan ký sinh ở gan và tiết ra các chất độc phá hủy các nhu mô gan, gây áp xe gan, bệnh lý đường mật và có thể đe dọa đến sức khỏe người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Trứng sán lá gan nhỏ ký sinh ở đâu?
Trong môi trường nước tự nhiên, trứng sán lá gan nhỏ phát triển thành ấu trùng nhưng trứng không nở ra ấu trùng mà cần thông qua vật chủ trung gian.
Vật chủ trung gian thứ nhất (thường gặp nhất là ốc) ăn phải trứng, ấu trùng sán lá gan sẽ ký sinh trong gan của ốc, sau đó di chuyển ra môi trường và bơi lội tự do trong nước.
Vật chủ trung gian thứ hai (thường gặp nhất là cá trắm, cá mè, cá diếc) khi ăn phải trứng, ấu trùng sán lá gan sau khi xâm nhập vào vật chủ hình thành dưới dạng nang kén.
2. Các giai đoạn phát triển của trứng và ấu trùng sán lá
Trứng sán lá gan phát triển thành ấu trùng (miracidium), sau đó ấu trùng này ký sinh vào vật chủ trung gian sẽ phát triển qua các giai đoạn là sporocyst, redia và cuối cùng là cercaria.
2.1 Trứng sán lá gan nhỏ trên vật chủ trung gian thứ nhất (ốc)
Sporocyst non có chứa nhiều tế bào mầm, có điểm mắt. Sporocyst trưởng thành có lớp vỏ mỏng, bên trong chứa nhiều redia.
Redia trưởng thành có miệng, hầu, ruột.
Cercaria thoát ra từ redia, sống trong gan của ốc, sau đó di chuyển ra môi trường, bơi lội tự do trong nước. Cercaria chứa nhiều sắc tố màu nâu, có giác miệng, giác bụng, 2 điểm mắt, một cái đuôi.
Thời gian mầm bệnh sán lá gan nhỏ phát triển trên ốc mất khoảng 55-62 ngày.
2.2 Trứng sán lá gan nhỏ trên vật chủ trung gian thứ hai (cá)
Cercaria xâm nhập vào vật chủ trung gian thứ 2 (cá trắm, cá mè, cá diếc), phát triển đến giai đoạn gây nhiễm, sau đó rụng đuôi, tạo thành dạng nang kén nằm ở trong cơ vật chủ. Thời gian cercaria từ khi xâm nhiễm vào cá đến khi hình thành metacercaria từ 25-40 ngày.
3. Vòng đời lây nhiễm của trứng sán lá gan nhỏ qua vật chủ trung gian và con người
Sán trưởng thành ký sinh trong gan của chó, mèo hoặc người, thải trứng theo phân ra ngoài môi trường (ao, hồ, đầm lầy, sông, suối…). Trứng sán bị ốc nước ngọt ăn phải (vật chủ trung gian thứ nhất), ấu trùng (miracidium) thoát ra khỏi trứng, phát triển qua các giai đoạn sporocyst, redia và cercaria và ra ngoài bơi tự do trong nước, xâm nhập vào cá nước ngọt (họ cá chép Cyprinidae – vật chủ trung gian thứ 2).
Ấu trùng tiếp tục phát triển trên cá nước ngọt và tạo thành dạng nang kén (metacercaria) nằm trong cơ của vật chủ. Nếu người hoặc động vật ăn thịt (chó, mèo…) ăn phải cá chứa nang kén này sẽ bị bệnh.
3. Bệnh sán lá gan
Sán lá gan nhỏ thuộc họ Opisthorchiidae có nhiều giống và loài khác nhau. Bệnh sán lá gan nhỏ là bệnh lây truyền giữa người và động vật. Sán lá gan nếu không được phát hiện và điều trị dễ gây phá hủy gan, áp xe gan, nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Áp xe gan là sự hình thành ổ mủ trong tổ chức gan do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Áp xe gan nếu không được điều trị sớm có thể gây tổn thương gan khá nguy hiểm, thậm chí nặng có dẫn tới tử vong. Người bệnh khi bị áp xe gan thường có biểu hiện sốt cao, rét run, đau tức vùng gan, khó thở (có thể), cảm giác thấy nặng vùng dưới sườn bên phải, ấn kẽ sườn thấy đau tăng lên…
Ổ áp xe gan càng lớn thì nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh càng nguy hiểm.
4. Tình hình nhiễm bệnh sán lá gan ở nước ta
Ở nước ta, các nghiên cứu cho thấy bệnh sán lá gan nhỏ khá phổ biến trên người và động vật (chó, mèo). Đặc biệt một số vùng có sự lưu hành của mầm bệnh rất cao như: Đắk Lắk, Bình Định, Phú Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,….
Mặt khác, ốc Bithynia siamensis tồn tại quanh năm, thường sống trên hoặc trong bùn, trên đá cũng như trên thảm thực vật trong môi trường nước ngọt: sông suối, đồng ruộng, ao hồ và đầm lầy. Chúng là mắt xích quan trọng trong chu kỳ sinh học, là bộ máy khuếch đại mầm bệnh sán lá gan nhỏ ở người và động vật.
Qua nghiên cứu các giai đoạn phát triển của mầm bệnh sán lá gan nhỏ ở ngoài môi trường và trong vật chủ trung gian cho thấy, trong môi trường nước tự nhiên trứng phát triển thành ấu trùng (miracidium) sau 9 đến 15 ngày.
Vật chủ trung gian thứ nhất (ốc Bithynia siamensis) ăn trứng sán, miracidium tiếp tục phát triển qua các giai đoạn: sporocyst, redia và cuối cùng là cercaria. Thời gian mầm bệnh phát triển trên ốc mất khoảng 55-62 ngày.
Ấu trùng cercaria thoát khỏi ốc, xâm nhập vào vật chủ trung gian thứ 2 (cá diếc, cá mè, cá trắm) và tạo thành dạng nang kén nằm ở trong cơ vật chủ. Thời gian ấu trùng phát triển ở cá mất khoảng 25-40 ngày.
Để phòng chống bệnh hiệu quả phải có các biện pháp để giảm thiểu sự tiếp xúc của mầm bệnh với vật chủ trung gian. Đặc biệt là bạn phải thực hiện ăn chín, uống sôi, hạn chế tối đa ăn đồ tái sống như gỏi cá, ốc chưa được nấu chín kỹ, rau sống (đặc biệt là các loại rau thân ống như rau muống, rau cần, rau cải xoong, rau ngổ,…).
5. Chẩn đoán bệnh sán lá gan
Cần phối hợp các thông tin về đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng.
Soi phân
Xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể sán lá gan trong máu
Test trong da
Siêu âm ổ bụng (siêu âm gan)
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ gan.