Viêm gan là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp hiện nay. Do khi mới bị bệnh, các triệu chứng gặp phải thường rất mơ hồ, không rõ rệt nên hầu hết người bệnh chỉ phát hiện bệnh tình cờ khi đi khám hoặc khi bệnh đã nặng. Nếu phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh nhân sẽ tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Để phòng tránh căn bệnh này, chúng ta cùng tìm hiểu có các dạng viêm gan nào?
Menu xem nhanh:
1.Viêm gan là gì?
Viêm gan là tình trạng các tế bào gan trong cơ thể bị tổn thương do những tác nhân như rượu bia, chất kích thích, độc tố, các loại thuốc và đặc biệt là do các loại virus viêm gan. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy gan hay ung thư gan. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh viêm gan thường không rõ ràng. Vì vậy, hầu hết người bệnh khi phát hiện và đi khám khi bệnh đã diễn biến nghiêm trọng.
Bệnh viêm gan gặp phải có thể là viêm gan cấp (viêm gan cấp tính) hay viêm gan mạn (viêm gan mạn tính). Viêm gan cấp khởi phát đột ngột và có thể điều trị khỏi bệnh trong thời gian ngắn. Viêm gan mạn diễn biến âm thầm trước khi xuất hiện triệu chứng viêm gan, khi bệnh nhân nhận biết được triệu chứng và đi khám thì hầu hết đã ở giai đoạn nặng của bệnh.
2.Nguyên nhân gây bệnh viêm gan
Dựa vào nguyên nhân gây viêm gan, có 2 dạng viêm gan chính là viêm gan do virus và viêm gan không do virus.
Các tác nhân gây viêm gan không do virus có thể kể đến như lạm dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn; lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc viêm gan gặp phải sau đợt điều trị kháng sinh dài ngày, đặc biệt là nhóm thuốc paracetamol; một số loại độc tố gặp phải trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra, người bệnh còn có thể mắc phải viêm gan tự miễn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan gây tổn thương gan. Những người mắc viêm gan tự miễn cũng có thể gặp phải các rối loạn tự miễn khác như đái tháo đường tuýp 1 hay bệnh celiac.
Đối với các dạng viêm gan do virus, hiện nay có 5 loại virus gây viêm gan được biết đến là virus viêm gan A, B, C, D và E.
2.1. Viêm gan A (HAV) là một trong các dạng viêm gan do virus
Virus viêm gan A lây truyền qua đường tiêu hóa và quan hệ tình dục. Hầu hết người bệnh mắc viêm gan A có thể khỏi bệnh hoàn toàn trong thời gian ngắn và miễn dịch với virus viêm gan A suốt đời. Tuy nhiên, viêm gan A có có thể diễn biến nghiêm trọng và đe dọa tính mạng người bệnh. Những người sống trong khu vực có điều kiện vệ sinh kém có nguy cơ cao lây nhiễm virus viêm gan A.
2.2. Viêm gan B (HBV)
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao với khoảng 20% dân số. Virus viêm gan B lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. 90% người bệnh mắc viêm gan B tiến triển thành mãn tính với nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
2.3. Viêm gan C (HCV)
Virus viêm gan C chủ yếu lây truyền qua đường máu. Hiện nay đã có vắc – xin phòng ngừa viêm gan C.
2.4. Các dạng viêm gan có thể nguồn gốc từ viêm gan D (HDV)
Người bệnh chỉ bị nhiễm viêm gan D khi đã bị nhiễm viêm gan B trước đó. Hiện nay cách duy nhất giúp phòng ngừa viêm gan D là tiêm phòng virus viêm gan B.
2.5. Viêm gan E (HEV)
Virus viêm gan E lây truyền qua đường tiêu hóa thông qua việc tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh cũng có thể lây truyền qua đường máu hoặc từ mẹ sang con nhưng hiếm gặp hơn. Đặc biệt, viêm gan E rât nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm gan
Những bệnh nhân viêm gan thường có những dấu hiệu như:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Ăn không ngon miệng
- Đau bụng
- Buồn nôn hoặc nôn
- Vàng mắt hoặc vàng da
- Nước tiểu sẫm màu
- Ngứa
- Xuất hiện vết bầm tím, chảy máu
- Đau cơ hoặc các khớp
- Khó tập trung, lơ mơ, hay quên
Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, viêm gan sẽ diễn tiễn nặng và gây ra các biến chứng như suy gan hay ung thư gan, có thể dẫn tới tử vong.
3.Viêm gan có nguy hiểm không?
Viêm gan gây tổn thương gan và cuối cùng gây suy gan. Khi các tế bào gan bị tổn thương, chúng bị xơ hóa, tạo thành các sẹo gây xơ gan, làm lưu lượng máu đi qua gan cung cấp cho những tế bào gan khỏe mạnh giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Gan thiếu nguồn máu dinh dưỡng cung cấp lâu ngày sẽ giảm khả năng hoạt động và dẫn đến suy gan, từ đó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm dễ gây tử vong như:
- Rối loạn chảy máu
- Cổ trướng
- Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
- Bệnh não gan
- Ung thư gan
- Biến chứng lên thận gây suy thận
4.Phương pháp điều trị bệnh viêm gan
Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh là giải pháp hàng đầu trong điều trị bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan do rượu cần cai rượu. Bệnh viêm gan tự miễn có thể được điều trị bằng các thuốc kiểm soát vấn đề tự miễn như prednisolone, budesonide…. Đối với các bệnh viêm gan do nhiễm virus, tùy theo loại virus mà có các cách xử trí khác nhau.
Viêm gan A
Cơ thể có thể tự đào thải virus ra ngoài trong một thời gian ngắn, vì vậy việc quan trọng nhất đó là nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Viêm gan B, C và D
Tùy vào từng giai đoạn bệnh, người bệnh có thể điều trị bằng các thuốc chống virus và cần được thăm khám và làm xét nghiệm định kỳ. Giai đoạn nhiễm virus cấp tính nếu được phát hiện và điều trị đúng hướng sẽ ngăn bệnh tiến triển thành mạn tính. Trong trường hợp bệnh đã ở giai đoạn mạn tính, việc điều trị kiên trì và tuân thủ phác đồ là đặc biệt quan trọng.
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã và đang điều trị thành công các dạng bệnh lý viêm gan, đặc biệt là viêm gan do virus B và C mạn tính giúp một lượng bệnh nhân khỏi bệnh. Nếu có nhu cầu khám và điều trị bệnh gan, vui lòng liên hệ hotline 1900 558892 để được tư vấn.
Ở giai đoạn nặng của bệnh khi gan đã bị xơ hóa gây suy giảm chức năng gan nghiêm trọng, ghép gan là biện pháp có thể cân nhắc.
Viêm gan E
Hiện nay, chưa có phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh viêm gan E. Vì vậy, tùy từng trường hợp người bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế quan hệ tình dục và giữ vệ sinh cá nhân. Phụ nữ có thai bị nhiễm virus viêm gan E cần đến bệnh viện để được bác sĩ chăm sóc và theo dõi chặt chẽ.
Bệnh nhân bị viêm gan nói chung cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá để làm giảm gánh nặng cho gan, đồng thời ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng, giữ vệ sinh và thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
Tiêm vắc – xin phòng viêm gan là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất hiện nay để phòng bệnh.
Để điều trị viêm gan hiệu quả, cần có phác đồ điều trị phù hợp. Phác đồ này không chỉ dựa trên từng loại viêm mà còn dựa trên thể trạng của từng người bệnh. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.