Các tuyến nội tiết có vai trò sản sinh ra các hormone nội tiết giúp điều hành và kiểm soát nhiều hoạt động và chức năng quan trọng trong cơ thể. Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc các bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp. Các bệnh này gây ảnh hưởng trầm trọng đến quá trình phát triển thể lực và tâm lý của trẻ sau này.
Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao về chuyên khoa Nhi, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện tuyến đầu như bệnh viện Xanh – pôn, bệnh viện Nhi TW… và hàng loạt máy móc, trang thiết bị hiện đại, cùng dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm, Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã trở thành địa chỉ điều trị các bệnh nội tiết chuyển hóa uy tín cho bé, được rất nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn.
Menu xem nhanh:
1. Các tuyến nội tiết có vai trò quan trọng như thế nào?
Hệ thống các tuyến nội tiết có vai trò sản sinh ra các loại hormone, được giải phóng vào máu, đi đến toàn bộ cơ thể để điều hành hoạt động của các cơ quan.
Mỗi tuyến nội tiết trong cơ thể đều có những vai trò khác nhau:
– Vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến tùng: Những tuyến này nằm ở trong não, kết nối với hệ thống thần kinh. Vai trò của chúng là liên lạc với tuyến yên để điều hành việc bắt đầu hoặc ngừng sản xuất hormone.
– Tuyến yên: Công việc chính của tuyến yên là tiếp nhận thông tin và điều hành các tuyến nội tiết khác trong cơ thể. Tuyến yên có vai trò sản sinh ra rất nhiều hormone quan trọng như:
+ Hormone tăng trưởng
+ Hormone luteinizing, quản lý estrogen ở nữ giới và testosterone ở nam giới.
– Tuyến tùng có nhiệm vụ tạo ra melatonin – một chất giúp cơ thể sẵn sàng đi ngủ.
– Tuyến giáp tạo ra các hormon tuyến giáp nhằm kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyết giáp không khỏe mạnh sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng suy giáp hoặc cường giáp.
– Nếu trẻ gặp phải tình trạng suy giáp, sẽ khiến cho: Nhịp tim chậm hơn, tăng cân mất kiểm soát và dễ bị táo bón.
– Nếu trẻ gặp phải tình trạng cường giáp, sẽ khiến cho: Nhịp tim nhanh hơn, giảm cân mất kiểm soát và dễ bị tiêu chảy.
– Tuyến cận giáp: Là một hệ thống gồm bốn tuyến nhỏ, nằm phía sau tuyến giáp. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức độ canxi và phốt pho, giúp xương chắc khỏe hơn.
– Tuyến ức: Giữ vai trò sản sinh các tế bào bạch cầu lympho T để chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi trùng, thúc đẩy phát triển hệ miễn dịch của trẻ.
– Tuyến thượng thận: Các hormone epinephrine, corticosteroid được tạo ra bởi tuyến thượng thận có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất và chức năng tình dục sau này của trẻ.
– Tuyến tụy đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong hệ tiêu hóa và nội tiết:
+ “Chỉ huy” các enzyme tiêu hóa phá vỡ thức ăn.
+ Kiểm soát hormone glucagon và insulin trong tế bào máu.
– Buồng trứng (ở bé gái): Là cơ quan tạo ra hormone estrogen và progesterone, giúp phát triển ngực, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và hỗ trợ mang thai.
– Tinh hoàn (ở bé trai): Có nhiệm vụ tạo ra testosterone, hỗ trợ quá trình mọc lông ở tuổi dậy thì và tạo ra tinh trùng.
2. Các bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp ở trẻ
Các bệnh nội tiết chuyển hóa ở trẻ là những bệnh liên quan đến hệ thống nội tiết trong cơ thể. Đây là những bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lâu dài của trẻ.
Trẻ sẽ mắc các bệnh này khi hệ thống nội tiết trong cơ thể mất đi sự cân bằng. Các bệnh nội tiết trẻ thường gặp hiện nay là:
2.1. Tiểu đường
– Nguyên nhân: Do tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin hoặc các hormone insulin hoạt động không hiệu quả, gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa carbohydrate.
– Biểu hiện: Trẻ mắc bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu luôn cao. Nếu cha mẹ thấy bé đi tiểu nhiều, tiểu đêm và luôn thấy khát nước thì cần lưu ý cho bé đi khám càng sớm càng tốt. Khi đó, có thể bé đã bắt đầu phát bệnh.
– Biến chứng của bệnh: Suy thận, mù mắt, và sau này là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là hoại tử và có nguy cơ tử vong… là những biến chứng vô cùng nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh tiểu đường.
Vì vậy, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bé có dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nhất định phải cho bé đi khám sớm để có cơ hội chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2.2. Cường giáp – Một trong các bệnh nội tiết chuyển hóa phổ biến ở trẻ
– Nguyên nhân: Do tuyến giáp sản xuất quá mức các hormon tuyến giáp, khiến cho nồng độ hormone tuyến giáp trong máu bị dư thừa.
– Biểu hiện:
+ Thường xuyên căng thẳng, khó thở, đánh trống ngực và nhịp tim nhanh bất thường.
+ Dễ bị kích thích, chân tay run.
+ Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, đau nhức các cơ.
+ Dễ bị tiêu chảy, cân nặng giảm mất kiểm soát.
+ Chân có dấu hiệu phù nề.
+ Suy giảm thị giác, sợ ánh sáng, nhạy cảm với ánh sáng.
– Biến chứng của bệnh: Trẻ mắc bệnh cường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch như: rung nhĩ, dày thất trái, giảm phân suất tống máu, rối loạn chức năng tâm trương, cơ tim co thắt…
2.3. Suy giáp
– Nguyên nhân: Bệnh xảy ra khi tuyến giáp hoạt động yếu hơn bình thường, lượng hormone tuyến giáp được sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
– Biểu hiện: Bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy vào độ tuổi và mức độ thiếu hụt, suy giảm của các hormon giáp trạng. Một số biểu hiện chung của bệnh gồm có:
+ Thường xuyên mệt mỏi, tim đập chậm, sợ lạnh.
+ Da khô, da tái xanh, dễ rụng tóc, lông mày…
+ Phù niêm mạc, tăng cân mất kiểm soát.
+ Dấu hiệu bất thường ở một số bộ phận như: Mi mắt nặng, lưỡi to dày, nói khàn, khó thở, giải phì đại cơ…
+ Dễ bị táo bón.
– Biến chứng: Trẻ mắc bệnh suy giáp sẽ có nguy cơ bị tổn thương các mô, các cơ quan, tim to, tim tràn màng dịch. Trường hợp nặng có thể khiến trẻ bị suy tim, suy nghĩ và hành động chậm chạp, suy giảm trí nhớ.
2.4. Suy tuyến thượng thận
– Nguyên nhân: Nếu tuyến thượng thận ngưng sản xuất các hormone quan trọng và cần thiết cho các chức năng sống của cơ thể sẽ gây ra bệnh suy tuyến thượng thận.
– Biểu hiện: Trẻ bị suy giảm tuyến thượng thận thường có những biểu hiện sau:
+ Mệt mỏi và đau nhức cơ.
+ Giảm cân nhanh, không kiểm soát được.
+ Huyết áp tụt.
+ Dễ cáu gắt và trầm cảm.
– Biến chứng của bệnh: Trẻ mắc bệnh có nguy cơ bị tăng nồng độ kali máu, căng thẳng kéo dài, thậm chí là trầm cảm, nếu không được điều trị. Ngoài ra, trẻ bị suy tuyến thượng thận còn dễ mắc các bệnh tự miễn.
2.5. Suy tuyến yên – Một trong các bệnh nội tiết chuyển hóa nguy hiểm
– Tuyến yên là tuyến nội tiết giữ vai trò vô cùng quan trọng. Các hormon của tuyến yên có nhiệm vụ kích thích các tuyến nội tiết khác hoạt động hiệu quả.
– Khi chức năng hoạt động của tuyến yến bị suy giảm sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của cơ thể.
3. Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – Điều trị hiệu quả các bệnh nội tiết hiệu quả
Có thể nói, khi hệ thống nội tiết ở trẻ hoạt động không hiệu quả, cơ thể của trẻ có nguy cơ gặp vấn đề nghiêm trọng trong việc phát triển sau này, như: Giai đoạn dậy thì, mang bầu hay khả năng kiểm soát căng thẳng, kiểm soát cân nặng… Vì vậy, đưa trẻ đi khám và kiểm tra sớm chức năng nội tiết là từ sớm việc làm vô cùng quan trọng.
Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc từ lâu đã được đông đảo phụ huynh lựa chọn để khám, chữa bệnh cho bé nhờ những ưu điểm nổi bật:
– Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, đến từ các bệnh viện tuyến đầu như Bệnh viện Xanh – Pôn, bệnh viện Nhi TW… Không chỉ giàu chuyên môn và kinh nghiệm, các bác sĩ chuyên khoa Nhi còn luôn nhẹ nhàng, tận tình, giúp trẻ quên đi nỗi sợ khám bệnh.
– Trang thiết bị hiện đại, tối tân, giúp đem đến kết quả nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
– Phác đồ điều trị riêng biệt, an toàn và hiệu quả; Chỉ yêu cầu dùng kháng sinh khi thực sự cần thiết.
– Không gian khám, chữa bệnh được trang trí ngộ nghĩnh, đáng yêu, cùng khu vui chơi rộng lớn dành riêng cho các bé, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, hợp tác hơn trong quá trình khám và điều trị.
Với tất cả những ưu điểm trên, dịch vụ điều trị các bệnh nội tiết chuyển hóa tại Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã khiến 100% phụ huynh cảm thấy hài lòng. Nếu các bậc phụ huynh đang muốn kiểm tra tình trạng nội tiết chuyển hóa cho bé yêu hoặc cần sư tư vấn về các dịch vụ Chuyên khoa Nhi, vui lòng liên hệ với tổng đài 24/7 của chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ lịch khám miễn phí!