Biểu hiện viêm VA ở trẻ nhỏ thở khò khè, ngủ ngáy.

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt cao, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, thở khò khè, ngủ ngáy… là những biểu biện viêm VA ở trẻ nhỏ.

Viêm VA là bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi đặc biệt là nhóm trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo. Bệnh viêm VA nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ.

Nhận biết sớm những biều hiện viêm VA ở trẻ nhỏ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc, thăm khám, chữa trị cho con em mình. Dưới đây là những biểu hiện viêm VA ở trẻ nhỏ.

Viêm VA là bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi đặc biệt là nhóm trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo.

Viêm VA là bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi đặc biệt là nhóm trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo.

1. Biểu hiện viêm VA ở trẻ nhỏ

1.1. Viêm VA cấp tính

Viêm VA cấp thường xảy ra ở trẻ từ 6  tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Viêm VA cấp tính có các biểu hiện như:

  • Khởi bệnh đột ngột, trẻ bị sốt 38 – 39 độ C, đôi khi sốt cao đến 40 độ C hoặc không sốt.
  • Ngạt mũi, ngạt nặng dần, ngạt một bên rồi hai bên. Trẻ thở khó khăn, thường phải há miệng thở, thở khụt khịt, khóc hoặc nói giọng mũi kín …
  • Trẻ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì không thở được bằng mũi.
  • Chảy nước mũi. Nước mũi lúc đầu trong về sau đục. VA càng to thì nghạt mũi và chảy mũi càng tăng. Viêm VA phát triển lâu ngày thường dẫn đến chảy nước mũi thường xuyên, nước màu vàng hoặc xanh.
  • Ho thường xuất hiện muộn hơn, vào ngày thứ hai hoặc thứ ba.
  • Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Có thể có rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy.
  • Trẻ nghe kém.
Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Khám lâm sàng có các biểu hiện như:

  • Các khe và hốc mũi đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ.
  • Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch mũi chảy từ trên vòm xuống.
  • Sưng hạch góc hàm.

1.2. Viêm VA mạn tính

Viêm VA mạn tính là tình trạng quá phát và xơ hoá của tổ chức này sau nhiều lần viêm cấp tính. Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm VA mạn tính là chảy nước mũi và ngạt mũi mạn tính.

  • Trẻ chảy nước mũi trong hoặc nhày, cũng có thể chảy nước mũi mủ (bội nhiễm). Chảy mũi thường kéo dài.
  • Ngạt mũi có nhiều mức độ, ít thì chỉ ngạt về đêm, nhiều thì ngạt suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn. Trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc giọng mũi.

Nếu viêm VA kéo dài, không được điều trị, trẻ bị thiếu oxy mạn tính có thể gây nên những biến đổi đặc trưng như:

  • Chậm phát triển thể chất và tinh thần, chậm chạp, kém hoạt bát.
  • Khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, thường giật mình, đái dầm, có thể xuất hiện những cơn ngừng thở trong lúc ngủ…
  • Rối loạn phát triển khối xương mặt.
Chuyên khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh lý nhi khoa

Chuyên khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh lý nhi khoa

2. Khám VA bằng nội soi

Khám VA bằng nội soi qua đường miệng hoặc đường mũi là phương tiện chẩn đoán viêm VA tốt hiện nay. Có thể nhìn thấy VA, đánh giá được kích thước của VA theo phân độ quá phát và tình trạng viêm của VA.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital