Biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não 

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Bạn có biết, tai biến mạch máu não (hay đột quỵ) có thể phòng ngừa ngay từ lối sống hàng ngày. Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm (một trong ba căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới) và trang bị cho mình kiến thức để phòng ngừa tai biến mạch máu não.

1. Hiểu để phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ)

1.1 Tai biến mạch máu não là căn bệnh rất nguy hiểm

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là căn bệnh khá phổ biến. Đây là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và để lại các biến chứng về thần kinh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đây là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (đột quỵ do thiếu máu não) hoặc bị vỡ (đột quỵ xuất huyết não).

1.2 Dấu hiệu tai biến mạch máu não

Các dấu hiệu đột quỵ (để chẩn đoán lâm sàng người có dấu hiệu đột quỵ) người ta căn cứ theo các dấu hiệu F.A.S.T viết tắt của:

F (Face): Méo miệng

A (Arm): Yếu liệt chân tay

S (Speech): Nói khó

T (Time): Gọi cấp cứu ngay.

Đột quỵ để lại rất nhiều hậu quả, trong đó biến chứng nặng nề nhất là tử vong. Bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng hoặc do các biến chứng về nhiễm trùng.

Ở những bệnh nhân bị đột quỵ mà không tử vong, có rất nhiều người gặp biến chứng về thần kinh. Ví dụ như: bệnh nhân có thể gặp di chứng liệt nửa người, rối loạn về ý thức, rối loạn ngôn ngữ, ảnh hưởng đến vận động, xương khớp và tỉ lệ lớn bệnh nhân có kèm theo trầm cảm.

nhận biết các dấu hiệu để phòng ngừa đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ (F.A.S.T)

1.3 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đột quỵ

Hiểu các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tai biến mạch máu não tốt hơn.

Có 2 nhóm yếu tố nguy cơ gây bệnh đột quỵ:

– Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được gồm: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa điểm sinh sống, chủng tộc,…

– Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được gồm: các yếu tố liên quan đến bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp,…

1.4 Xử trí người bị đột quỵ tại cơ sở y tế

Cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, đột quỵ. Bệnh nhân nên được làm các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp phim cắt lớp, cộng hưởng từ,… càng sớm càng tốt. Và thực hiện các tầm soát về bệnh lý tim mạch, siêu âm tim, điện tim, … để chẩn đoán, tìm ra các nguyên nhân bệnh lý về tim mạch. Sau đó bệnh nhân nên được làm thêm các xét nghiệm máu. sinh hóa máu. Sở dĩ các bác sĩ phải thực hiện nhiều xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng như vậy là để: đánh giá chính xác tình trạng tổn thương, mức độ tổn thương, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử trí hiệu quả nhất. Bởi đột quỵ là một căn bệnh rất nguy hiểm, nếu không chẩn đoán kỹ càng có thể dẫn tới xử trí sai, “bắt” nhầm bệnh hoặc bỏ sót bệnh, gây ảnh hưởng tới tính mạng và để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh.

2. Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Bệnh nhân đột quỵ hoàn toàn có thể phòng tránh và làm giảm tỉ lệ mắc đột quỵ qua những việc làm, thói quen sống hàng ngày tác động vào các yếu tố có thể thay đổi như đã nêu ở trên:

– Thay đổi lối sống để phòng ngừa tai biến mạch máu não.: tăng cường tập thể dục, kiểm soát cân nặng, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, kiêng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

– Ngừng hút thuốc lá: Thuốc lá là nguy cơ chính của bệnh mạch máu có thể dẫn đến tai biến mạch máu não.

– Điều trị tốt bệnh cao huyết áp và các bệnh lý về tim mạch để phòng ngừa tai biến mạch máu não: Cao huyết áp và các bệnh lý về tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây ra xuất huyết não. Cao huyết áp cũng là yếu tố làm tăng tốc xơ vữa động mạch tạo thuận lợi cho tình trạng nhũn não.

– Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não: Tiểu đường cũng là yếu tố nguy cơ chủ yếu của mảng xơ vữa động mạch lớn và gây thiếu máu lên não. Tăng cholesterol máu cùng với tăng triglyceride máu cũng thường phối hợp với tai biến mạch máu não. Tăng số lượng hồng cầu trong máu quá cao cũng có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não.

– Tầm soát dị dạng mạch máu não (nếu có) để có biện pháp kiểm soát, xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra, phòng ngừa tai biến mạch máu não trong trường hợp đột quỵ do vỡ mạch (đột quỵ xuất huyết não).

Ngoài việc điều trị tốt các bệnh có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, chế độ ăn uống, tập luyện và tinh thần là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là với những người đã từng có tiền sử bị tai biến mạch máu não khả năng tái lại sẽ cao hơn người khác.

Chính vì vậy, ngay khi người bệnh có các biểu hiện nghi ngờ bị đột quỵ cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất có xử trí hoặc điều trị đột quỵ (tai biến mạch máu não) để người bệnh được cấp cứu kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng và giảm tối đa các di chứng có thể để lại.

phòng ngừa đột quỵ bằng thăm khám sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh định kỳ tại Thu Cúc TCI

Khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là tầm soát sức khỏe tim mạch, hệ thần kinh giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

3. Lưu ý khi sơ cứu người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) tại nhà

Đột quỵ não cần xử trí sớm và đúng cách, người bệnh cần được đưa đến viện càng sớm càng tốt, nhất là trong 3 giờ đầu (giờ vàng xử trí cơn đột quỵ). Nhưng phần lớn người bệnh đột quỵ có biểu hiện ngay tại nhà, cơ quan khi đang lao đông, làm việc hay nghỉ ngơi sau đó mới được đưa tới bệnh viện. Vì vậy, song song với việc gọi cấp cứu hoặc chờ xe để chuyển người bệnh đến bệnh viện cấp cứu, bạn cần lưu ý một số điều sau khi xử trí tại nhà đối với người bị đột quỵ.

xử trí và phòng ngừa đột quỵ

Nếu thấy người bị đột quỵ cần liên hệ ngay tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt, tốt nhất là 3 giờ đầu (giờ vàng xử trí cơn đột quỵ). Không cho người bệnh ăn, uống bất cứ thứ gì kể cả thuốc điều chỉnh huyết áp.

– Không được xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này chỉ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

– Không được nặn/chích máu ở 10 đầu ngón tay.

– Không tự ý cho uống hoặc nhỏ bất cứ loại thuốc nào.

– Không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.

– Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

– Gọi cấp cứu ngay, nếu muốn đưa bệnh nhân đến viện không nên đưa bệnh nhân đi bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển cần lưu ý: nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital