Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi người bất kể tuổi tác và giới tính. Bệnh nếu không điều trị sớm kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cách tốt nhất là áp dụng những biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu để hệ tiết niệu luôn khỏe mạnh.
Để có thể phát hiện ra căn bệnh này một cách chính xác nhất, bạn sẽ được kiểm tra thể chất và xét nghiệm nước tiểu tại bệnh viện. Tuy nhiên, hầu hết chị em đều có thể tự suy đoán được rằng “mình đang có khả năng nhiễm bệnh” bằng những triệu chứng sau:
Nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng các bộ phận khác trong hệ tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng các bộ phận khác trong hệ tiết niệu

– Đau nhói hoặc đau rát mỗi khi đi tiểu.
– Đau bụng dưới.
– Xuất hiện máu trong nước tiểu.
– Thay đổi màu sắc hoặc mùi của nước tiểu.
– Đau lưng, sốt trên 38 độ kèm lạnh run.

2. Làm gì khi nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu ?

Việc trước tiên là cần đi khám để được xác định bệnh, trên cơ sở đó sẽ được điều trị càng sớm càng tốt để bệnh chóng khỏi không để trở thành mạn tính hoặc biến chứng. Cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình, không nên chủ quan xem thường hoặc ngại không uống thuốc hoặc uống thuốc không đủ liều hoặc tự mua thuốc điều trị.

3. Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

3.1. Lựa chọn đồ lót chất liệu coton

Lựa chọn đồ lót cần được ưu tiên, sử dụng loại chất liệu coton, mềm, thoáng, chun giãn được, theo đúng kích cỡ không mặc quần lót quá chật dễ gây tổn thương vùng kín.

Vệ sinh đúng cách ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Vệ sinh đúng cách ngừa nhiễm trùng đường tiểu

3.2. Uống nhiều nước

Cơ thể thiếu nước là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chức năng thận do đó nước tiểu không đủ nhiều và thuận lợi cho vi sinh vật phát triển dễ dàng. Hơn nữa, thiếu nước còn tạo điều kiện cho phản ứng viêm xảy ra, làm trầm trọng thêm tính chất của bệnh. Tốt nhất nên uống khoảng 6-8 cốc nước mỗi ngày.

3.3. Không nên nhịn tiểu

Nước tiểu ứ đọng trong thời gian dài tạo thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và hậu quả gây nhiễm trùng bàng quang vì vậy hãy đi tiểu khi cơ thể cần.

3.4. Tránh dùng những sản phẩm có mùi thơm

Những sản phẩm này chứa nhiều chất hóa học làm thay đổi pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm tấn công. Vì vậy sau những lần vệ sinh “vùng kín” không nên sử dụng nước hoa, chất có mùi thơm. Ngoài ra một số chất dùng để “bôi trơn” vùng kín cũng tăng nguy cơ lây nhiễm.

Thăm khám để được chẩn đoán điều trị bệnh hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán điều trị bệnh hiệu quả

3.5. Đi tiểu sau khi làm “chuyện ấy”

Nên đi tiểu sau khi làm “chuyện ấy” vì nước tiểu giúp loại bỏ vi khuẩn ở niệu đạo. Thói quen này giúp dự phòng nhiễm trùng bàng quang.

3.6. Tránh mặc quần áo ướt quá lâu

Bạn không nên mặc áo quần tắm (sau khi bơi) quá lâu vì tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital